adsads
9 sai lam nha quan ly moi thuong mac phai 3
Lượt Xem 3 K

Không chỉ riêng bạn, bất kỳ nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm nào cũng từng mắc phải những sai sót của họ. Bạn chắc hẳn có thể tự rút ra bài học từ những sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lưu tâm bạn đã có thể tránh những sai sót ngay những ngày đầu tiên.
 

1. Không xác định rõ mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp hiện tại đã thay đổi

Bạn không còn là một nhân viên như trước đây. Bạn được giao nhiệm vụ quản lý, phân tích và đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Bạn phải định hướng và ra những quyết định công bằng như một người quản lý, chứ không phải như một người bạn.

 

2. Không giải quyết vấn đề nhanh chóng

Đón đầu càng sớm, vấn đề sẽ càng được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng. Chờ đợi chỉ làm vấn đề tồn đọng nhiều hơn, thậm chí ảnh hưởng đến các thành viên khác khi sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

 

3. Chưa đủ kiên quyết khi đưa ra quyết định

Bạn cần giữ vững quyết định của mình ngay cả khi không nhận được sự đồng tình từ nhân viên. Nhân viên chỉ sẵn lòng chấp nhận những quyết định của bạn khi họ thật sự hiểu rõ lý do đằng sau nó.

 

4. Nhận thành tích về mình

Bạn không thể thành công nếu không có sự đóng góp của các thành viên, vì vậy hãy chắc rằng họ luôn được ghi nhận thành tích xứng đáng.

 

5. Né tránh trách nhiệm

Bạn là người chịu trách nhiệm chính trên kết quả chung của cả nhóm. Sự thất bại của nhóm cũng chính là sự thất bại của người lãnh đạo.

 

6. Lạm dụng quyền lực

Mọi người tôn trọng bạn không đơn thuần vì chức danh của bạn. Có được sự tôn trọng không phải là quá trình một sớm, một chiều. Thay vì lớn tiếng ra lệnh, hãy tìm cách truyền cảm hứng và giúp nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả.
Nếu bạn đang quản lý nhóm trước đây bạn đã làm việc cùng, các thành viên cũng cần thay đổi quan điểm về vai trò của bạn trong nhóm. Đây là một quá trình thích nghi của bạn và cả nhóm.

 

7. Thay đổi mọi thứ trong tuần đầu tiên

Trước khi thực hiện đổi mới, hãy tìm hiểu vì sao công việc hoạt động theo cách hiện tại, sẽ có những nguyên nhân mà bạn chưa lĩnh hội hết. Việc nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau sẽ giúp bạn phát triển được những ý tưởng đổi mới phù hợp nhất; và đừng quên việc thu thập ý tưởng từ các thành viên trong nhóm.

 

8. Nghĩ rằng bạn không có khuyết điểm

Nhà quản lý mới thường không thừa nhận khuyết điểm cá nhân và ra vẻ như họ là “chuyên gia”. Ngay cả những nhà lãnh đạo thành công nhất cũng nhận thức rằng họ chắc chắn không thể biết hết mọi thứ.

 

9. Thiếu tự tin khi góp ý nhân viên

Phê bình và góp ý là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần học cách góp ý kịp thời, nếu không hiệu suất làm việc kém của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến thành quả của cả nhóm.

 

Lời khuyên dành cho nhà Quản lý mới

 

Đừng ngại việc tìm kiếm sự giúp đỡ – đây là cách tốt nhất để giúp bạn và nhân viên làm việc lâu dài với nhau. VietnamWorks chia sẻ 5 bí quyết  sau:

 

•    Trao đổi với Phòng Nhân Sự xem hiện tại công ty có khoá đào tạo nào dành cho cấp quản lý không. Nếu không, bạn có thể tìm hiểu thêm các khoá đào tạo khác bên ngoài.

 

•    Tìm người cố vấn có thể giúp và dẫn dắt bạn trong quá trình chuyển đổi này; hoặc tìm kiếm lời khuyên hữu ích từ những người lãnh đạo nhiều kinh nghiệm hơn.

 

•    Luôn giữ phong thái chuyên nghiệp. Tôn trọng và đối đãi công bằng với tất cả nhân viên.

 

•    Không bàn tán với nhân viên của bạn về nhân viên khác mà bạn đang quản lý, cũng như về công ty. Đừng để những quan điểm cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người.

 

•    Đừng để mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp ảnh hưởng đến trách nhiệm quản lý mới của bạn.

 

Việc thăng chức không phải để bạn được lòng tất cả mọi người, mà nhiệm vụ của bạn là dẫn dắt các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu chung của công ty, cũng như sự thành công của từng cá nhân. Hãy cống hiến hết mình mỗi ngày và bạn sẽ thành công khi đảm nhận vị trí mới.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers