Một khảo sát của VitalSmarts cho thấy 83% người tham gia đã thấy ai đó phạm sai lầm để lại hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp, danh tiếng hoặc kinh doanh của họ và 69% thừa nhận rằng chính họ đã làm điều gì đó phá hỏng sự nghiệp của họ:
* 31% cho biết sai lầm đã khiến đã đánh mất cơ hội thăng chức, tăng lương hoặc thậm chí là mất việc.
* 27% cho biết sai lầm của họ đã làm hỏng mối quan hệ công việc.
* 11% nói rằng sai lầm đã phá hủy danh tiếng của họ.
Những con số này cho thấy bạn có thể gây tổn hại như thế nào đến sự nghiệp của chính mình nếu bạn không cẩn thận. Không có một khoảnh khắc nào tồi tệ hơn khi bạn nhận ra rằng chính bạn là người đã hủy hoại sự nghiệp của bản thân. Những điều nhỏ nhặt có thể góp nhặt theo thời gian và làm suy yếu sự nghiệp của bạn nhiều như (hoặc hơn) một sai lầm nghiêm trọng. Tin tốt là nếu bạn biết về chúng, bạn có thể kiểm soát trước khi chúng giết chết sự nghiệp của bạn.
1. Nói trước bước không qua
Bạn có thể có xu hướng hứa chắc như đinh đóng cột với đồng nghiệp và khách hàng của bạn, đặc biệt là khi bạn trung thực và chăm chỉ và tin rằng bạn có thể đạt được những mục tiêu đã hứa hẹn.
Tuy nhiên, tạo thêm những áp lực không cần thiết có thể khiến bạn đánh mất danh tiếng của mình. Nếu bạn hứa sẽ làm một cái gì đó vượt quá khả năng và chậm thời hạn một chút, bạn có thể nghĩ rằng bạn đã làm tốt công việc vì bạn vẫn hoàn thành nhanh chóng. Nhưng đối với đồng nghiệp hoặc khách hàng, bạn sẽ mất đi uy tín vì đã thất hứa.
Ngược lại, bạn có thể hoàn thành công việc trong cùng một khoảng thời gian với kết quả tuyệt vời nếu bạn ngay lập tức đặt ra những kỳ vọng thực tế ngay từ đầu. Tuy nhiên, đừng cố tình làm suy yếu mục tiêu của bạn; chỉ cần thực tế về kết quả bạn có thể đạt được để tránh khiến cho đồng nghiệp hoặc khách hàng thất vọng.
2. Tự mãn
Đã bao lâu rồi kể từ khi bạn chủ động học một kỹ năng mới, tiếp cận với các liên hệ, hoặc thậm chí đánh bóng sơ yếu lý lịch của bạn? Tự mãn xảy ra khi bạn cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Nhưng sự gián đoạn về công nghệ và các lĩnh vực khác trong vài năm qua cho thấy thay đổi là không thể tránh khỏi.
Nếu bạn luôn luôn quá bận rộn để học một cái gì đó mới hoặc để mở rộng mạng lưới của bạn, thì bạn đã có những ưu tiên sai lầm. Tuy nhiên, nếu bạn ưu tiên tăng trưởng và phát triển liên tục, bạn sẽ sẵn sàng cho mọi thứ.
3. Sợ thay đổi
Chắc chắn, bạn đã tận mắt nhìn thấy điều này khi ai đó thốt ra: “Nhưng chúng ta luôn làm theo cách này mà”. Hoàn cảnh (trong kinh doanh và công việc) đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, chi phí để bảo thủ có thể rất lớn.
Trong một khảo sát, 91% số người được hỏi nói rằng những nhân viên thành công nhất là những người có thể thích nghi với nơi làm việc thay đổi. Thay đổi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cả về cá nhân và chuyên nghiệp. Bạn không phải học cách yêu nó, nhưng bạn phải học cách ngừng chống lại nó và bắt đầu thích nghi với nó.
4. Một cái tôi quá lớn
Bạn đã bao giờ làm việc với một người liên tục thành công và bắt đầu nghĩ rằng họ là tất cả và cuối cùng của siêu sao? Thành công chắc chắn thúc đẩy sự nghiệp của bạn, và cảm giác thành công thực sự tuyệt vời.
Các vấn đề phát sinh một khi bạn để nó đi vào đầu của bạn. Bạn bắt đầu nghĩ rằng thành công sẽ tồn tại mãi mãi và bạn có quyền được hưởng nó. Không bao giờ được hài lòng và ngủ quên trên chiến thắng. Khi bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn bất khả chiến bại, bạn sẽ tự đặt mình vào thất bại rất đau đớn.
5. Mất tầm nhìn xa trông rộng
Trở nên bận rộn, làm việc rất chăm chỉ với những nhiệm vụ ngay trước mặt bạn dễ dàng khiến bạn mất đi tầm nhìn xa trông rộng. Nhưng những người thông minh học cách kiểm tra điều này bằng cách cân nhắc các ưu tiên hàng ngày của họ so với mục tiêu được tính toán kỹ lưỡng.
Điều này không đồng nghĩa rằng họ không quan tâm đến công việc quy mô nhỏ; họ chỉ có kỷ luật và quan điểm để điều chỉnh đường đi của họ khi cần thiết. Cuộc sống là một cuộc đua đường dài, và khi bạn mất tầm nhìn xa trông rộng, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều thứ.
6. Tiêu cực
Đôi khi bạn cảm thấy tiêu cực và suy sụp, tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến người khác, ngay cả khi bạn không có ý định đó. Bạn được thuê để làm cho ông chủ của bạn và công việc của nhóm bạn dễ dàng hơn chứ không phải khó khăn hơn.
Những người lan truyền sự tiêu cực thông qua bộ phận của họ, phàn nàn về công việc hoặc những người khác làm phức tạp mọi thứ cho đồng nghiệp gây tác động xấu đến kết quả công việc cá nhân và tập thể.
7. Trí tuệ cảm xúc thấp (EQ)
Mọi người đều biết rằng bạn có thể bị sa thải vì không thể hoặc không đối xử với người khác. Nhưng điều khiến nhiều người vướng phải rắc rối là do họ không che giấu được cảm xúc. Nếu mọi người có thể nói khi nào bạn chán nản hay cáu gắt hoặc bạn nghĩ điều gì đó mà đồng nghiệp nói là ngu ngốc, điều này sẽ làm hại bại.
Sự bộc phát cảm xúc, coi thường người khác, xen ngang đồng nghiệp khi họ nói, sự tự nhận thức thấp là những dấu hiệu thiếu trí tuệ cảm xúc. Điều này sẽ gây hại lớn cho sự nghiệp của bạn.
8. Nịnh nọt sếp
Một số người nịnh nọt hay tâng bốc sếp của họ và coi đó là lẽ thường. Nhưng nịnh nọt không phải là cơ sở của một mối quan hệ thực sự được xây dựng trên sự tôn trọng. Nó là một hành động “lén lút”. Những người như vậy cố gắng vượt lên phía trước bằng cách tâng bốc cái tôi của sếp, thay vì tự vươn lên bằng sức mình.
Điều đó không công bằng với những đồng nghiệp đang cố gắng thành công. Có thể, bạn muốn củng cố mối quan hệ của mình với sếp, nhưng không phải bằng cách “dìm hàng” đồng nghiệp. Để mối quan hệ giữa sếp-nhân viên hoạt động, nó phải dựa trên tính xác thực.
9. Trò chơi chính trị
Làm việc chăm chỉ để xây dựng các mối quan hệ công việc vững chắc khác với việc xúi giục gây xung đột, lựa chọn phe phái, phá hoại đồng nghiệp, lan truyền tin đồn và tất cả những điều khác nằm trong các hình thức khác nhau của trò chơi chính trị.
Nếu bạn thấy mình đang lén lút hoặc nếu bạn xấu hổ nếu một số hành động thao túng trong “hậu trường” của bạn bị phơi bày ra ánh sáng, thì đó chính là trò chơi chính trị trong công sở. Hãy chỉ sử dụng các chiến lược mà bạn tự hào thảo luận trước các đồng nghiệp của mình.
— HR Insider / Theo cafef —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.