adsads
9 cau hoi phong van bat ngo giup doc vi ung vien 3
Lượt Xem 19 K

Dù bạn đang phỏng vấn qua điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp ứng viên thì luôn có những câu chắc chắn bạn phải hỏi. Những câu hỏi này gồm có:

  • Hãy kể về một trong những thành tựu lớn nhất của bạn.
  • Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

Nghe rất quen đúng không? Thật ra ứng viên cũng đã lường trước được mô típ phỏng vấn này, và họ cũng có thời gian để chuẩn bị trước. Điều này đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng khó mà đánh giá chính xác ứng viên.

Để “thử thách” ứng viên, hãy sử dụng những câu hỏi bất ngờ hơn. Dĩ nhiên chúng tôi không khuyên bạn hỏi những câu hóc búa. Nhưng nếu bạn muốn xác định mức độ phù hợp của ứng viên thì cần có những câu hỏi đào sâu hơn về cách tư duy, phong cách làm việc, giá trị cá nhân và động lực làm việc của họ.

Dưới đây là 9 câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng và quản lý thuộc mọi ngành nghề có thể sử dụng để xác định tố chất của ứng viên.

  1. “Hiện tại là 12 giờ trưa, thời điểm này năm sau bạn đang làm gì?”

Chia sẻ bởi: Bà Angela Bortolussi, Đối tác của Social Recruiting.

Mục đích của câu hỏi này nhằm xác định độ tự tin của ứng viên. Theo bà Bortulussi, nếu ứng viên có thể trả lời câu hỏi này thật nhanh và chắc chắn, đó là dấu hiệu chứng tỏ người này hiểu rõ và tự tin vào chính mình.

Bà chia sẻ, “Tôi đang tìm những người có thể tự tin trả lời câu hỏi này, đặc biệt khi tuyển cho những vị trí đòi hỏi khả năng đưa ra quyết định dứt khoát”. Câu hỏi này giúp chúng ta biết được khả năng suy nghĩ nhanh của ứng viên. Ngoài ra, những người biết lượng sức sẽ không ngần ngại đưa ra những ý tưởng mới, đặt câu hỏi, xoá bỏ giới hạn và tin tưởng vào chính bản thân họ. Những nhân viên với tố chất như thế này sẽ giúp công ty phát triển.

  1. “Bạn thích điều gì nhất và điều gì bạn muốn thay đổi ở người quản lý hiện tại?”

Chia sẻ bởi: Bà Allison Hernandez, Đồng sáng lập và quản lý Lotus823.

Theo bà, câu hỏi này sẽ giúp bà hiểu hơn về môi trường làm việc mà ứng viên muốn, cách giao tiếp cũng như kinh nghiệm họ đã đúc kết được.

Nếu câu trả lời của ứng viên ám chỉ rằng họ không thể làm việc tốt trong một tập thể hoặc với người quản lý thì rõ ràng ứng viên này không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

  1. “Hãy nói cho tôi biết quản lý và người bạn thân nhất sẽ nhận xét bạn như thế nào?”

Chia sẻ bởi: Bà Krista Williams, Trưởng phòng Tuyển dụng khu vực Bắc Mỹ của Swarovski.

Gắn kết nhân viên luôn là thử thách khó đối với nhiều tổ chức. Điều quan trọng bạn cần là xác định được niềm đam mê công việc của ứng viên, nhưng thật khó để đánh giá được trong buổi phỏng vấn. Vì thế bà Williams mới sử dụng câu hỏi này.

Theo bà, “Những điểm giống và khác nhau giữa hai câu trả lời có thể giúp bạn biết được rất nhiều về ứng viên. Những người đưa ra câu trả lời giống nhau ở cả hai câu sẽ hứng thú với công việc hơn thay vì chỉ xem nó như công cụ để kiếm tiền”.

Những ứng viên nhiệt tình cả trong công việc lẫn cuộc sống là dấu hiệu tốt chứng tỏ họ cũng sẽ tìm được niềm vui ở công ty bạn.

  1. “Hãy kể tôi nghe về một người từng được bạn hướng dẫn, đào tạo phát triển và có khả năng thăng tiến. Bạn đã làm gì để giúp họ đạt được điều đó?”

Chia sẻ bởi: Ông Nickolaus Bushman, Chuyên viên Tuyển dụng Cấp cao của Staples.

Ông nói, “câu hỏi giúp chúng ta xác định liệu ứng viên có đam mê với việc đào tạo, hướng dẫn người khác hay không và phương pháp phát triển đội nhóm của họ.”

Nếu bạn đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí quản lý thì điều này rất quan trọng, bởi vì mục tiêu của bạn chính là những người có thể giúp người khác thành công, đồng nghĩa với việc giúp công ty phát triển.

  1. “Bạn có thể chia sẻ một câu chuyện (hay bất kỳ điều gì) thể hiện quan điểm cá nhân của bạn được không?”

Chia sẻ bởi: Bà Sharon Hulce, Chủ tịch/Tổng giám đốc Tập đoàn Employment Resource.

Kỹ năng chỉ là một phần trong tuyển dụng. Tìm được ứng viên chia sẻ những giá trị chung với công ty cũng quan trọng không kém.

Khi ứng viên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, bạn sẽ biết người này suy nghĩ, hành động và cảm nhận như thế nào. Bà Hulce cũng chỉ ra rằng, nhà tuyển dụng nên chuyển hướng câu chuyện về với công việc, và chỉ trao đổi dựa trên tình huống, quan điểm cá nhân có liên quan đến giá trị, đạo đức nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên.

Không có phương pháp “chính xác” để khai thác câu hỏi này. Thay vào đó, hãy tìm đến những chủ đề dễ trao đổi và dành thời gian làm sáng tỏ giá trị, đam mê của ứng viên.

  1. “Công việc mơ ước của bạn là gì?”

Chia sẻ bởi: Bà Paige Carraturo, Tổng giám đốc và Nhà sáng lập Enertech Search Partners.

Câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ động lực của ứng viên, tìm ra dấu hiệu chứng tỏ ứng viên quan tâm đến lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng chứ không chỉ chăm chăm vào chuyện tăng lương hay thăng chức.

Hiểu được động lực làm việc của ứng viên là cực kỳ cần thiết bởi phần lớn mọi người làm việc để trang trải chi phí chứ không vì đam mê. Hãy tìm những người sẵn sàng cống hiến cho công việc để theo đuổi “nấc thang tiếp theo” trong sự nghiệp của mình.

  1. “Hãy miêu tả bản thân bằng một từ duy nhất.”

Chia sẻ bởi: Bà Dara Richardson-Heron, Tổng Giám Đốc YWCA.

Ứng viên giỏi là những người biết mình biết ta. Ở đây chúng ta cũng không cần để ý đến ngôn từ được sử dụng, nhưng hãy chú ý đến cách họ miêu tả bản thân.

Cẩn thận quan sát xem ứng viên phản ứng thế nào với câu hỏi này. Họ có cẩn trọng suy nghĩ và tự tin vào câu trả lời của mình hay không? Ứng viên giỏi sẽ dành ít phút để chiêm nghiệm lại mình, chứ không nhanh chóng đáp lời chúng ta.

  1. “Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn từng mất kiểm soát. Chuyện gì đã xảy ra? Kết quả như thế nào?”

Chia sẻ bởi: Bà Annette Matthies, Tư vấn Nhân sự.

Câu hỏi này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trí tuệ cảm xúc của ứng viên, vì những người có trí tuệ cảm xúc vượt trội sẽ có khả năng tự nhận thức và rút ra kinh nghiệm từ lỗi sai của mình.

“Trí tuệ cảm xúc là cách ứng viên tự nhận thức và ứng xử với người khác. Các câu trả lời sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được cách hành xử của ứng viên, có gì đối nghịch với công việc và phù hợp với tổ chức hay không.”

Hãy tìm những người chịu sửa đổi và tập trung vào giải quyết vấn đề hay mâu thuẫn chung.

  1. “Bạn dám chấp nhận thất bại bao nhiêu lần để thành công cho công việc này?”

Chia sẻ bởi: Ông Jon Sterling, Tổng Giám đốc của Interview Circuit.

Đây là một câu hỏi hay bởi vì có thể “làm khó” ứng viên phần nào. Bởi vì ứng viên chẳng thể suy nghĩ được ngay câu trả lời làm hài lòng người phỏng vấn.

Một ứng viên tiềm năng sẽ thể hiện mong muốn được gắn bó lâu dài trong công việc cho đến khi đạt được thành công. Thay vào đó, những người không đạt yêu cầu sẽ đặt ngược lại câu hỏi hay chuyển sang hướng khác.

Hãy thử một hay nhiều câu hỏi trên đây trong lần phỏng vấn tiếp theo và xem thử bạn có “đọc vị” thêm được điều gì về ứng viên hay không nhé!

– HR Insider / VietnamWorks –

 

Bí quyết cho nghề nhân sự trong năm mới

Năm mới đến, ai cũng mong có một khởi đầu thuận lợi để được “vạn sự như ý” cả năm. Thế nhưng đối với không ít chuyên viên tuyển dụng, câu chuyện tìm người đầu năm lại trở thành ác mộng khi người lao động vẫn còn trong trạng-thái-nghỉ-Tết và cần thời gian thích ứng lại với môi trường công việc. Làm thế nào để người làm nhân sự vượt qua một mùa-xuân-chưa-đến này? 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers