adsads
8 loi lam kinh dien khien nhan vien gioi dut ao ra di 3
Lượt Xem 19 K

 

1. Tạo ra những quy tắc không phù hợp

Các công ty cần phải có các quy tắc — đó là điều đương nhiên. Nhưng những quy tắc này không nên thiển cận và cứng nhắc. Cho dù đó là một chính sách khuyến khích hay động viên nhân viên làm thêm cho kịp tiến độ thì cũng nên được xem xét và thiết kế phù hợp với tình trạng đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Đừng bao giờ mảy may có suy nghĩ bạn có thể copy toàn phần các quy tắc ở nơi khác và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Quy tắc không phù hợp sẽ làm cho nhân viên cảm thấy họ đang bị “theo dõi” bởi một thế lực vô hình và gây ra sự không thỏa mái khi làm việc.

2. Đối xử bình đẳng với tất cả nhân viên

Trong khi chiến thuật rất có ích với các em học sinh thì lại rất phản tác dụng khi áp dụng tại công sở. Việc đối xử với mọi người như nhau sẽ gây ra sự bất mãn cho một bộ phận nhân viên. Những người bỏ nhiều công sức, cố gắng hơn sẽ cảm thấy không công bằng vì những gì họ nhận được không hề khác so với những kẻ “ăn không ngồi rồi”. Từ đó, các nhân viên tốt sẽ dần mất động lực làm việc. Do đó, tại doanh nghiệp, đừng cố đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, hãy cho nhân viên nhận được thứ họ xứng đáng!

3. “Chịu đựng” những nhân viên kém hiệu quả

Người ta nói rằng trong một ban nhạc, điểm trình diễn của cả nhóm sẽ là điểm của người chơi tệ nhất. Mặc dù, trong nhóm sẽ có những cá nhân cực kỳ nổi trội nhưng khi đã là một nhóm nhạc chơi cùng nhau, khán giả sẽ lắng nghe tất cả mọi người và kể cả người tệ nhất. Điều tương tự diễn ra trong một doanh nghiệp.  Khi bạn cho phép các cá nhân yếu kém và không phù hợp tồn tại trong tổ chức, họ sẽ kéo mọi người xuống, đặc biệt là những nhân viên tài năng của bạn.

4. Không nhận ra các thành tựu cá nhân

Đây là lỗi rất dễ mắc phải. Bởi khi bạn đứng ở vị trí quản lý, sẽ rất khó để kiếm soát chính xác nỗ lực của từng cá nhân. Thường các nhà quản lý chỉ hướng để mục tiêu chung rằng dự án hay kế hoạch đó phải thành công.  Vì vậy, nhà quản lý thường thiếu thông tin cho sự nỗ lực của từng cá nhân. Các nhà quản lý cần phải giao tiếp với mọi người để tìm hiểu điều gì khiến họ cảm thấy có động lực và sau đó có những khen thưởng thích hợp.

5. Không quan tâm đến mọi người

Hơn một nửa các “anh tài” rời bỏ công việc của họ vì mối quan hệ của họ với ông chủ. Các công ty phải đảm bảo rằng các nhà quản lý của họ biết cách cân bằng tính chuyên nghiệp với sự quan tâm đến con người. Hãy là một vị sếp có thể ăn mừng thành công của nhân viên, đồng cảm với những gì mọi người trải qua những thời điểm khó khăn, và thách thức. Nhân viên của bạn sẽ không toàn lực cống hiến nếu gặp một vị sếp chỉ biết quan tâm đến công việc mà quên mất họ cũng là con người.

6. Không cho mọi người thấy bức tranh lớn

Nếu muốn gắn kết mọi người trong tổ chức, bạn cần cho họ biết rằng mọi người đang cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung và bất cứ ai cũng đều đang gánh trên mình trọng trách nhất định và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả cuối cùng. Hãy để cho nhân viên của bạn thấy sự quan trọng của họ trong công việc. Đừng để nhân viên đến văn phòng làm việc mà không biết mục đích của việc mình làm.

7. Không cho phép mọi người theo đuổi niềm đam mê của họ

Nhân viên có đam mê của riêng mình, do đó tạo cơ hội cho họ theo đuổi đam mê giúp cải thiện năng suất và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều nhà quản lý muốn mọi người làm việc theo khuôn khổ. Họ lo ngại rằng năng suất sẽ giảm nếu họ cho phép mọi người mở rộng sự tập trung và theo đuổi niềm đam mê của họ. Nỗi sợ hãi này là vô căn cứ bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người vẫn có thể theo đuổi niềm đam mê khi đang làm việc, và với một trạng thái tâm trí hưng phấn thậm chí còn nâng cao 5 lần hiệu suất làm việc so với bình thường.

8. Không làm cho mọi việc trở nên thú vị

Nếu mọi người không vui vẻ trong công việc thì bạn đang làm sai. Mọi người không tận tâm cống hiến nếu họ không vui vẻ. Các công ty tốt luôn biết tầm quan trọng của việc cho phép nhân viên thoải mái, thả lỏng một chút. Google là một ví dụ điến hình. Họ tạo ra niềm vui khi làm việc bằng các cung cấp những bữa ăn miễn phí, sân chơi bowling, và các lớp thể dục. Ý tưởng này rất đơn giản: nếu công việc thú vị, bạn sẽ không chỉ hoạt động tốt hơn mà sẽ ở lại gắn bó với công việc lâu hơn.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình, học tập, hay chỉ đơn giản là “ngồi” quá lâu...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình,...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers