adsads
áp lực công việc
Lượt Xem 8 K

Bất kỳ công việc nào đều có những thử thách riêng để mỗi cá nhân thể hiện bản lĩnh và phát triển sự nghiệp. Hành trình vượt qua những thử thách này chắc hẳn ai cũng phải đối diện với vô vàn áp lực công việc. Làm thế nào để vượt qua những áp lực này? Sau đây là 9 cách để vượt qua áp lực công việc.

Áp lực công việc là gì? từ đâu mà có?

Áp lực công việc là trạng thái bản thân cảm giác mệt mỏi, bế tắc, chán chường, không còn cảm giác thích thú làm bất cứ điều gì. Nguyên nhân bắt nguồn từ những khó khăn, thử thách trong công việc mà bản thân chưa thể hoặc không thể vượt qua tại thời điểm hiện tại.  Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Áp lực công việc là gì?

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp lực công việc:

  • Khối lượng công việc được giao quá tải với năng lực và hoàn cảnh hiện tại.
  • Thời gian làm việc kéo dài và căng thẳng.
  • Cấp trên khắt khe, đòi hỏi, gây áp lực với nhân viên.
  • Môi trường làm việc không ổn định.

Đọc ngay: Các bài test kiểm tra mức độ stress dễ thực hiện, nhanh chóng và chuẩn xác

Các biểu hiện của người đang chịu nhiều áp lực công việc

Cơ thể mệt mỏi

Một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bạn đang bị áp lực công việc chính là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Điều này thể hiện rõ nét nhất khi bạn đứng trước công việc cần hành động thì lại cảm thấy bế tắc và không sức kháng cự, thậm chí bạn còn chẳng buồn làm gì thêm. Sự mệt mỏi còn thể hiện rõ nét trên cơ thể thông qua sắc mặt không tốt, xanh xao và buồn bã. Biểu hiện phổ biến thường gặp nhất là mắt thâm quầng, da dẻ không đều màu và hay cau có, khó chịu.

Cáu giận vô cớ

Cảm giác áp lực công việc còn vô tình khiến cá nhân đó tạo ra những hành vi tiêu cực một cách mất kiểm soát. Bạn sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, cảm thấy khó chịu với những điều nhỏ nhặt, không thể hòa nhập với đồng nghiệp và ngại giao tiếp.

biểu hiện của người đang chịu nhiều áp lực công việc

Mất tập trung trong công việc

Trong lúc làm việc, bạn cũng không thể tập trung nhất có thể mà luôn bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất cho việc bạn đang trải qua áp lực công việc và cần tìm ra hướng để vượt qua.

Ăn không ngon miệng

Thường xuyên bỏ bữa trưa, bữa tối vì không thấy đói cũng là một trong các dấu hiệu chứng tỏ mình đang bị áp lực công việc. Thời gian chạy deadline, nhất là những ngày cuối năm, bạn có thể ưu tiên công việc hơn cả nhu cầu ăn uống của mình. Bên cạnh đó là xu hướng chọn các loại thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.

Mất ngủ

Áp lực công việc càng nhiều, thời gian bạn dành cho công việc càng lớn, điều này khiến bạn thường xuyên phải làm việc đến khuya. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngày làm việc hôm sau khi bạn không đủ sức khỏe để làm việc. Tình hình sẽ tệ hơn nữa nếu bạn nằm mơ sếp la mắng hoặc gặp ác mộng công việc “đè ngộp” mỗi khi đi ngủ.

Cảm thấy đơn độc trong công ty

Sự cô đơn trong chính môi trường làm việc cũng là dấu hiệu áp lực công việc thường gặp. Khi đã bỏ nhiều thời gian và công sức trong công việc nhưng không được cấp trên công nhận hay chế độ đãi ngộ không như kỳ vọng, bạn có nguy cơ rơi vào “ốc đảo cơ đơn” giữa doanh nghiệp.

Cảm lạnh liên tục

Khi chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể bị tổn hại. Toàn bộ năng lượng của cơ thể đang dồn lại để đương đầu về công việc nên không còn đủ sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật. Khi thể trạng yếu đi, bạn sẽ dễ bị ốm vặt khi thời tiết thay đổi hơn.

Đổ mồ hôi khi gặp áp lực

Áp lực công việc có thể gây ra sự gia tăng của adrenaline, khiến bạn đổ mồ hôi. Dù chưa có nghiên cứu hay khảo sát nào chứng minh được mối qua hệ giữa áp lực công viêc và tình trạng đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng mùi mồ hôi có thể là một tín hiệu của cơ thể trước những nguy hiểm xung quanh.

Nghiêm trọng hóa mọi thứ

biểu hiện của người đang chịu nhiều áp lực công việc là gì

Khi bị áp lực công việc, bạn rất dễ nãy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Những câu phê bình bình thường từ sếp trong khoảng thời gian này cũng khiến bạn cảm thấy “khồng lồ”. Bạn sẽ tự nghĩ rằng “sếp rất ghét mình”, “sếp sẽ sa thải mình”, “sếp thất vọng về mình quá rồi”. Trên thực tế, đây chỉ là những kịch bản xuất hiện trong đầu của bạn. Nhưng chính “nó” lại khiến áp lực bạn đang gồng gánh sẽ lớn hơn.

Đầu óc quay cuồng

Đầu óc quay cuồng, chóng mặt có thể là triệu chứng của bệnh lý. Nhưng đôi khi, nó lại là một trong những dấu hiệu của stress trong công việc.

8 cách giúp bạn vượt qua áp lực công việc

1. Bắt đầu ngày mới một cách nhẹ nhàng

Có thể việc phải dậy sớm tất bật soạn sửa để đưa con đến trường, tắc đường kẹt xe hay ăn vội ổ bánh mì mua ven đường để chạy lên văn phòng cho kíp giờ. Các nhà tâm lý học cho rằng, bạn có thể bị áp lực công việc nhiều hơn nếu có một buổi sáng thật bận rộn.

Vì thế, bạn hãy tập cho mình thói quen nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, thưởng thức món ăn ngon,… để bắt đầu một ngày mới. Có thể các công việc của gia đình có thể khiến bạn không thể duy trì được những thói quen này. Nhưng hãy cố gắng sắp xếp thời gian và công việc từ tối hôm trước, để sáng hôm sau không phải quá tất bật bạn nhé.

2. Điều chỉnh deadline công việc thích hợp

Làm việc chăm chỉ sẽ không hiệu quả bằng cách bạn tìm ra hướng làm việc thông minh. Một danh sách deadline (thời hạn) cho từng công việc cần thực hiện sẽ giúp bạn không phải đau đầu bởi mớ công việc lộn xộn, vô tình tạo nên áp lực công việc không đáng có. Hãy phân bổ thời gian phù hợp cho từng công việc vào để hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

cách vượt qua áp lực công việc

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp

Nhiều người có xu hướng khép mình khi đối diện với áp lực công việc. Thay vì vậy, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp mà bản thân tin cậy nhất. Không chỉ giảm bớt căng thẳng trong công việc, điều này còn giúp bạn khám phá thêm những kỹ năng mới mà bản thân đang cần trau đồi, hoàn thiện.

Xem ngay: 10 cách từ chối khéo khi bị nhờ vả mà không gây khó chịu

4. Đừng quên bữa ăn chính

Áp lực công việc đè nặng khiến nhiều người không còn chú trong vào bữa ăn hàng ngày. Điều này càng khiến mọi việc tệ hơn. Bạn hãy nhớ là không nên bỏ bữa dù bận rộn đến đâu. Sức khỏe chính là chìa khóa quan trọng nhất để vượt qua khó khăn trong công việc. Bạn có thể dự trữ sẵn bánh ngọt, sữa, hoa quả… để ăn bổ sung giữa giờ.

5. Dành cho bản thân thời gian giải lao

Đừng dành cả ngày để giải quyết hết một lúc mớ công việc đang gây nên áp lực cho bạn. Điều này chỉ càng khiến bạn thêm kiệt sức và không còn sức sáng tạo. Thay vào đó, hãy cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, hoặc cân bằng mọi thứ bằng một vài phút nghỉ giữa giờ.

6. Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao

Và bạn cũng đừng nghĩ rằng mình còn trẻ và nhiều năng lực để làm được mọi việc nên cứ cố dồn hết sức và thời gian vào công việc. Điều này sẽ khiến sức khỏe bạn yếu đi trông thấy dù chưa quá già. Hãy chăm chỉ luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe ngay từ bây giờ. Điều này không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giảm stress rất hiệu quả.

7. Tạo không gian làm việc sạch sẽ, gọn gàng

Sự thật là không gian làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và kết quả công việc của mỗi người. Một không gian làm việc gọn gang và sạch sẽ sẽ giúp bạn thoải mái xử lý các vấn đề trong công việc, tránh trạng thái căng thẳng và stress. Hoặc sử dụng một ít tinh dầu xả hoặc bưởi trong phòng làm việc sẽ giúp tinh thần bạn trở nên tốt hơn.

8. Thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ

Nếu áp lực công việc của bạn đang quá nặng nề, một kỳ nghỉ ngắn ngày sẽ là sự lựa chọn phù hợp để refresh lại bản thân. Sau kỳ nghỉ, tâm trí bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng tìm ra những giải pháp hiệu quả trong công việc hơn.

9. Tránh xa các mạng xã hội

Các trang mạng xã hội ngày nay mang đến những tiện lợi nhưng cũng có thể gây nên những tâm lý tiêu cực cho người sử dụng. Đặc biệt là những ai đang gặp áp lực trong việc. Hãy tránh xa Facebook, Instagram… cho đến khi bạn cảm thấy bản thân cân bằng được cảm xúc.

Áp lực công việc là điều mà người trưởng thành nào cũng đôi lần trải qua, thậm chí có người còn trải qua hàng ngày do tính chất công việc phức tạp. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn giải pháp hữu ích khi đối diện với những cảm xúc tiêu cực vô hình này.

Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers