adsads
7 loi ich khong the choi cai cua hoat dong team building 3
Lượt Xem 8 K

 

#1. Tăng năng suất làm việc

Các hoạt động team-building được tổ chức với mục đích giúp người tham gia gắn kết và làm việc hiêu quả cùng nhau hơn. Hoạt động team-building giúp mọi người hiểu tầm quan trọng của việc hợp tác và làm cách nào để tận dụng tối đa khả năng của các thành viên khác trong một tập thể. Khi các nhân viên hiểu được điều này, năng suất làm việc sẽ được cải thiện đáng kể vì họ biết cách sử dụng các nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu.

#2. Giúp nhân viên tự tin hơn

Một trong những lý do khiến một số nhân viên không muốn làm việc cùng ai đó là vì họ không chắc chắn về khả năng của người khác (và họ lo lắng rằng họ có thể phải gánh vác trách nhiệm của đồng nghiệp) hoặc họ lo lắng rằng mình không đủ năng lực để đảm trách công việc.

Hoạt động team-building xóa những nỗi sợ này. Khi bạn nhìn thấy đồng nghiệp của bạn vượt qua các khó khăn trước mắt, khi bạn vượt qua những trở ngại, hoặc khi bạn và đồng nghiệp của bạn làm việc cùng nhau để vượt qua, niềm tin của bạn vào bản thân và đồng đội của bạn tăng lên. Tất cả sự tự tin và sự tin tưởng này sẽ giúp mọi người hợp tác nhiều hơn.

#3. Teamwork

Lợi ích lớn nhất của các hoạt động team-building là nó cải thiện khả năng làm việc nhóm. Tất cả những lợi ích được nói trên đều là những khía cạnh nhỏ giúp việc làm việc nhóm tốt hơn.

Khi nhân viên quan tâm đến nhau hơn, họ sẽ tin tưởng lẫn nhau. Khi học tin tưởng vào bản thân và vai trò của mình, họ sẽ cùng nhau làm việc để đạt được đến mục tiêu cuối cùng.

Nhân viên sẽ bắt đầu thấy mình như là một phần của cái gì đó lớn lao. Do đó, họ sẽ làm việc nhiều hơn bản thân họ đã từng. Họ hiểu rằng khi công ty thành công thì đồng nghĩa rằng họ cũng đang thành công.

#4. Giao tiếp

Một trong những lợi ích chính của team-building là cải thiện việc giao tiếp giữa các nhân viên. Các hoạt động thú vị và đầy thú vị cho phép nhân viên làm quen với nhau tốt hơn, tạo sự hiểu biết tốt hơn về nhau và phá vỡ rào cản của sự ngờ vực bằng cách khuyến khích mọi người tập trung vào những gì họ có chung hơn là sự khác biệt của họ.

Team-building có thể là một giải pháp hữu hiệu để phát triển sự cộng tác và tin tưởng giữa các đồng nghiệp bằng cách gia tăng khả năng giao tiếp, cải thiện động lực, nuôi dưỡng sức mạnh của một người và giải quyết điểm yếu của họ.

#5. Giúp tất cả nhân viên có cảm giác “được tham gia”

Trong các hoạt động team-building, những người thường không tương tác trong văn phòng được tạo cơ hội để gắn kết hơn với mọi người. Thông qua những tương tác, nhân viên có thể tìm thấy được thêm những động lực và lý do khiến họ làm việc tốt hơn. Đồng thời, việc này cũng giúp giải phóng những năng lượng tiêu cực mà họ có thể có trước đó do không tìm được tiếng nói chung trong văn phòng.

#6. Khuyến khích sáng tạo

Các hoạt động team-building đưa nhân viên ra khỏi môi trường làm việc hằng ngày, và mang lại cho họ những “nhiệm vụ” hoàn toàn mới để thực hiện. Môi trường này thường cho phép nhân viên sáng tạo hơn và sử dụng trí tưởng tượng của họ để hoàn thành các nhiệm vụ họ nhận được. Nó cũng đem đến cho các nhân viên thông điệp rằng: “Sự sáng tạo của họ luôn được chào đón tại nơi làm việc”.

#7. Cải thiện sự hợp tác

Bằng cách tạo ra các hoạt động mà mọi người thích và có thể trải nghiệm như một nhóm, nhân viên có thể xây dựng mối quan hệ và phát triển mạng lưới liên lạc, giúp họ phát triển trong các mối quan hệ hợp tác tương lai

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers