adsads
shutterstock 591060992
Lượt Xem 4 K

Dưới đây là một vài bước giúp bạn tổ chức được những buổi đánh giá hiệu suất hiệu quả hơn nhằm gia tăng năng suất cũng như sự gắn kết của nhân viên – và mấu chốt để thực hiện nằm ở chính bản chất của quy trình đánh giá này.

 

1. Đơn giản hóa quy trình

Tiếp thu ý kiến chính là chìa khóa để các buổi nhận xét được diễn ra một cách thành công tốt đẹp. Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều quan điểm của các thành viên trong nhóm nếu thiếu đi các công cụ cần thiết, dẫn đến việc thiếu hụt thông tin nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nhân viên mình.
Hãy tổ chức các buổi đánh giá sao cho càng đơn giản càng tốt, để ai ai cũng có thể tham gia một cách nhịp nhàng. Thay vì sử dụng công nghệ tối tân cho những phần mềm đánh giá hiệu suất, hãy chú trọng hơn đến việc làm sao cho sự tương tác lấy ý kiến giữa các nhân viên với nhau được dễ dàng hơn.

 

2. Tận dụng các buổi quản trị hiệu suất để xây dựng kỹ năng

Hãy thực hiện các buổi đối thoại mang tính linh động, và cung cấp nhân viên thuộc mọi cấp độ với đầy đủ các bước thực hành kỹ năng thực tiễn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của họ.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Người nào thì phù hợp với kỹ năng nào để họ có thể thành công hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình? Phát triển kỹ năng cũng đồng nghĩa với việc phát triển biểu hiện làm việc của nhân viên. Do đó, hãy truyền đạt các kỹ năng này một cách rõ ràng, vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp lâu dài cho nhân viên, và đừng quên thảo luận về những cơ hội giúp họ nâng cao bản thân nữa nhé!

 

3. Lên kế hoạch cho những buổi họp 1:1 thường xuyên

Các buổi trò chuyện “thân mật” định kỳ là một cách hay để gia tăng sự gắn kết cũng như biểu hiện làm việc của nhân viên đấy!
Hãy sử dụng những lời nhận xét mà nhân viên nhận được, cộng với các tư liệu đã được thu thập từ trước để làm tiền đề cho các buổi đối thoại 1:1. Để tận dụng tối đa các buổi họp mặt này, hãy dành mỗi buổi cho một kỹ năng cụ thể nào đó, trình bày rõ ràng các bước hành động nhằm nhận biết sự tiến bộ cũng như phản ánh đúng kết quả cho các buổi họp diễn ra sau này.
Và cuối cùng, các buổi họp đối thoại cá nhân này cũng chính là cơ hội để bạn chuyển giao ý kiến và quy trình đánh già hiệu suất thành thực tiễn trong chính cơ quan tổ chức của mình.

 

4. Vạch ra mục tiêu phát triển rõ ràng

Trình bày rõ ràng các mục tiêu cụ thể sẽ khiến cho nhân viên tập trung hơn. Có một vài công cụ có thể giúp bạn vạch ra tốt các mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho nhân viên cũng như cho doanh nghiệp.
Hãy giúp cho nhân viên hiểu được mục đích trong công việc của mình là gì, và cung cấp những cách đơn giản nhất nhằm đo lường kết quả làm việc của họ. Điều này góp phần tạo ra ý chí quyết tâm và cả sự minh bạch. Hầu hết các mục tiêu phát triển nghề nghiệp sẽ được vạch ra mỗi quý một lần.

7 bước hiệu quả để đánh giá và tăng hiệu suất của nhân viên

 

5. Hướng dẫn các nhà quản lý cách đưa ra lời nhận xét

Hầu hết các nhà quản lý chưa biết cách truyền đạt những lời nhận xét hữu ích đến với nhân viên mình. Điều này khiến cho nhân viên vô cùng bối rối vì không biết phải làm sao để thể hiện bản thân tốt trong khi làm việc.
Chúng ta thường nghe thấy hai lí do chính cho việc này. Thứ nhất, nhà quản lý chưa thật sự hiểu sâu về kỹ năng cũng như mức độ biểu hiện làm việc của nhân viên; và thứ hai, họ chưa bao giờ được hướng dẫn phương pháp hay khi nào thì nên đưa ra lời nhận xét. Vì thế, việc hướng dẫn nhà quản lý nắm được kỹ năng đưa ra lời nhận xét đúng cách là vô cùng quan trọng.

 

6. Tách rời vấn đề tiền bạc khi vạch ra con đường phát triển cho nhân viên

Để quá trình nhận xét giữa các đồng nghiệp với nhau được diễn ra một cách trung thực và có ích, hãy tách rời vấn đề tiền bạc khi đang thảo luận đến sự phát triển của một cá nhân nào đó.
Hãy cân nhắc những phương án khác khi nói đến tiền lương, ví dụ như bạn có thể nói rằng sẽ thật khó khăn biết bao nếu phải thay thế nhân viên hiện tại cho một người khác. Một cách khác có thể là thiết lập các chương trình trao thưởng cho những ai có đóng góp, học hỏi, hay hỗ trợ với đồng nghiệp để cùng nhau phát triển chẳng hạn.
Bên cạnh đó, thay vì thưởng bằng tiền, hãy trao cho thành viên xuất sắc các cơ hội để phát triển cá nhân – từ đó thúc đẩy họ cống hiến hơn cho công ty, và đồng thời góp phần đem lại nhiều thành tích hơn cho chính bản thân họ nữa đấy.

 

7. Hỗ trợ nghiệp vụ cho tất cả mọi người, thúc đẩy tinh thần hỗ trợ lẫn nhau

Hãy cho tất cả mọi người thấy cách mà họ đang đóng góp cho sự thành công chung như thế nào, đồng thời chắc rằng ai ai cũng đều rõ về việc làm thế nào để có những bước đi tiếp ra sao. Khiến cho mỗi người tự có trách nhiệm cho công việc của mình, cũng như giúp họ phát triển bằng cách hỗ trợ hay tư vấn nghề nghiệp.

Ở mức độ tổ chức doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra văn hóa chia sẻ kiến thức bằng cách truyền đạt những phúc lợi một cách minh bạch, rõ ràng. Hãy khen thưởng cho những ai tích cực hỗ trợ nghiệp vụ cho đồng nghiệp, và cung cấp những công cụ cơ bản nhằm giúp nhận biết những ai đang có mong muốn được tư vấn chẳng hạn.

 

>>Xem thêm bài viết: Đánh giá hiệu suất nhân viên có phải là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay?

 

— HR Insider/Theo impraise —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers