Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng êm đềm, hoà thuận như bạn tưởng bởi vì bạn và đồng nghiệp có những lúc bất đồng quan điểm dẫn đến những mâu thuẩn, cãi vã. Bạn cảm thấy lúng túng không biết ngăn chặn và giải quyết những mâu thuẫn đó thể nào? Bảy bước dưới đây sẽ giúp bạn điều chỉnh những mâu thuẫn ở nơi làm việc:

 

1. Luôn giữ sự bình tĩnh

Không nên giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp ở nơi công cộng, đông người. Chính sách ngoại giao giúp bạn thành công ở công sở yêu cầu bạn phải có đầu óc sáng suốt và vẻ mặt điềm tĩnh. Ngoài ra, sự tính toán logic và chính xác là “vũ khí” tối ưu của bạn. Nếu bạn muốn nắm thế chủ động trong các cuộc mâu thuẫn, cãi vã, hãy luôn bình tĩnh, không nóng nảy. Như vậy, bạn cũng sẽ giảm đi được sự căng thẳng giữa bạn và đồng nghiệp đó.

 

2. Tránh tiếp xúc với đồng nghiệp đối đầu

Thông thường, mọi người có xu hướng muốn giải quyết vấn đề mâu thuẫn một cách ổn thoả càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề căng thẳng ở nơi làm việc, điều quan trọng là bạn không được sốt ruột và không nên tiếp xúc với đồng nghiệp có mâu thuẫn với bạn. Hơn nữa, cho dù bạn có làm điều gì đi chăng nữa, bạn không nên là người đầu tiên bắt chuyện trước với người đồng nghiệp đó. Bởi vì, nếu bạn làm lành trước với đồng nghiệp đó, không những thể hiện bạn tự thú lỗi sai mà còn cho thấy sự yếu đuối của bạn. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi, đồng nghiệp đối đầu với bạn sẽ là người đầu tiên hoà giải với bạn.

 

3. Không nói xấu đồng nghiệp đối đầu

Trong lúc tức giận, bạn có thể có những lời nói thù địch, cay độc, gây tổn thương đến người khác. Tuy nhiên, những lời nói đó sẽ dần mờ nhạt trong tâm trí của mọi người nhưng khi những lời nói xấu đó được viết ra, chúng sẽ còn mãi. Vì vậy, bạn không nên viết bất cứ điều xấu xa nào ra, ví dụ bạn gửi một email lăng mạ người đồng nghiệp mà bạn đang có xích mích thì thật là nguy hiểm vì chính những email đó sẽ là bằng chứng hại bạn. Ngoài ra, những lời đồn đại, phóng đại sẽ làm tăng thêm hành động xấu xa của bạn với đồng nghiệp.

 

4. Suy xét kỹ phương án đối phó

Điều tối kỵ khi ứng phó với đối thủ ở nơi làm việc đó là bạn viết thư lăng mạ đồng nghiệp đó. Hãy tránh những việc làm như vậy và xem xét kỹ lưỡng mọi hành động khi ứng phó với đồng nghiệp đó. Chủ động điều khiển mọi điều xấu có thể xảy đến với bạn.

 

5. Trở thành một người đồng nghiệp tốt

Hãy tránh xa những đồng nghiệp gây khó chịu, tiêu cực, đanh đá và khó ưa bởi vì bạn sẽ gặp phải những rắc rối hơn là sự thân thiện. Hơn nữa, thông thường, chúng ta sẽ ủng hộ, đứng về phía những người đồng nghiệp tốt, nhiệt tình. Do vậy, hãy luôn tỏ ra là một người đồng nghiệp dễ gần và mỗi khi có mâu thuẫn gì ở cơ quan, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ của bạn.

 

6. Hiểu và tìm kiếm những đồng minh trong công ty

giải quyết những mâu thuẫn

 

Sun – Tzu nói: “Hãy gần gũi với bạn thân của bạn và thân thiết với kẻ thù của bạn hơn nữa”.

Trong khi bạn cứ luôn muốn tìm phương kế để “trả đũa” đối thủ của bạn thì tại sao bạn không cố tìm hiểu, kết thân với những đồng minh trong công ty để bạn có thể trông cậy vào khi có xung đột xảy ra? Dù sao hãy nhớ rằng thêm bạn, bớt thù.

 

7. Luôn tránh những cuộc mâu thuẫn, cãi vã

Cuối cùng, hãy làm mọi điều tránh gây mâu thuẫn với đồng nghiệp bởi vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi đồng nghiệp đưa ra một chủ đề, cố gắng nhanh chóng hiểu vấn đề, tránh “bới lông tìm vết”. Bạn càng tránh không gây mâu thuẫn thì khi gặp phải mâu thuẫn, vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết hơn. Tham gia quá nhiều vào những cuộc cãi vã chỉ khiến cho bạn bực mình và căng thẳng.