Câu trả lời, có thể sẽ khiến nhiều người trong chúng ta phải ngạc nhiên: Không. Vì vốn dĩ nó không tồn tại, nên việc tìm kiếm khái niệm “cân bằng” cũng chẳng khác gì “mò kim đáy bể”.
Chúng ta đang sống trong một thời đại “phi ngoại tuyến” (Non-offline) – Luôn hiện diện, luôn hoạt động trên tất cả các nền tảng mọi lúc. Công nghệ đã thúc đẩy tốc độ làm việc của con người vượt xa hơn bao giờ hết. Điều đó cũng kéo theo đó là câu chuyện rất nhiều người trong số chúng ta dễ dàng trở nên căng thẳng. Theo một báo cáo của Barnes & Noble, số lượng sách “self-help” về việc giúp con người giải toả căng thẳng đã tăng 25% trong năm 2018 vừa qua. Thay vì tìm kiếm giá trị cân bằng đích thực, mỗi người chúng ta nên học cách hoà nhập, biến áp lực công việc trở thành một phần tất yếu để giúp bạn trở nên cân bằng hơn. Chỉ với việc thay đổi góc nhìn qua 6 lời khuyên sau, sẽ không còn lý do nào để con người có thể “tự dằn vặt” bản thân về điểm “cân bằng đích thực” trong cuộc sống của mình.
1. Hạn chế tối đa các tác nhân gây sao lãng
Trung bình, mỗi người chúng ta tiếp xúc với hơn 5.000 quảng cáo mỗi ngày. Đối với những ai mà cuộc sống của họ đã gắn liền với điện thoại di động hoặc các thiết bị thông minh, hãy nghĩ về số lượng tin nhắn mà chúng ta nhìn thấy trong năm phút đầu tiên trong ngày của bạn và xem xét liệu chúng có thực sự hữu ích cho ngày làm việc của bản thân trong ngày hôm ấy hay không.
2. Học cách nói không
Mọi việc trong cuộc sống đều có 2 câu trả lời: Có và Không. Đôi lúc chúng ta phải buộc mình phải đưa ra quyết định thât đúng đắn. Lời từ chối đôi lúc lại chính là giải pháp phù hợp nhất để giúp con người dễ dàng “vứt bỏ bộn bề”. Xác định điều gì là quan trọng nhất sẽ mang lại cho bạn giá trị tốt nhất, từ đó giúp bạn dễ dàng triển khai hành động.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng người làm việc hiệu quả nhất lại là người làm việc dựa trên bảng danh sách checklist đã được lên kế hoạch từ trước, thay vì tuỳ biến đa nhiệm (Multi-tasking). Giới hạn đa tác vụ để bạn có thể cung cấp cho mọi người và dự án sự chú ý tập trung mà họ xứng đáng. Điều này cũng áp dụng cho thời gian cá nhân dành riêng cho sức khỏe và hạnh phúc của mỗi người. Đừng ngại nói không với các cơ hội hoặc sự kiện theo cách của bạn. đừng để bóng đêm FOMO bao trùm cuộc sống của mình. Khi bản thân mỗi người học được cách từ chối, đó là lúc ta nhận ra điều gì quan trọng nhất với mình.
3. Học cách uỷ thác
Trải nghiệm thực tế từ môi trường công sở, suy cho cùng cũng khiến mỗi người chúng ta rút ra được rằng: Đoàn kết là sức mạnh. Trước tiên, hãy hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình và tìm những người phù hợp để giúp mình bổ sung vào phần khuyết đấy. Mỗi một người trong đội ngũ cũng giống như 1 mảnh ghép: Chỉ cùng nhau gắn kết mới tạo nên sức mạnh của sự hoàn hảo.
4. Ngừng làm bản thân “bận rộn”
Thường thì sau một dự án lớn, áp lực cao, bạn có xu hướng làm việc chậm hơn sau đó. Khi bạn bắt gặp những khoảnh khắc “slow-motion” này của mình, đừng vội lo lắng mà hãy xem đó là lợi thế của riêng bạn. Đừng cảm thấy có lỗi vì làm việc chậm rãi, bởi vì đó thực ra là khoảng thời gian khá ngắn để bạn “phục hồi” sau những sự kiện dài hơi. Làm những việc bạn thực sự muốn làm khi bạn còn chưa quá bận rộn, hoặc sử dụng thời gian chậm hơn để đảm bảo công việc của bạn vẫn phát triển đầy thận trọng. Cập nhật danh mục đầu tư của bạn, làm mới trang web của bạn, thực hiện một số nghiên cứu và gặp gỡ những người mới… là những gợi ý thú vị để “take-your-time”
5. Suy nghĩ thực tế, chấp nhận thực tại
Khi đã hướng đến suy nghĩ “biến áp lực công việc trở thành một phần tất yếu” cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những hạn chế của bản thân. Thay vào đó, chúng ta có thể suy diễn theo một hướng khác: Làm thế nào để tối ưu năng lực của bản thân khi bị kẹt trong một vùng giới hạn nhất định.
Ví dụ, “Nếu tôi chỉ có bốn giờ mỗi ngày để làm việc, làm thế nào tôi có thể hoàn thành dự án đó hoặc kiếm được nhiều tiền nhất có thể?” Hoặc, “Nếu tôi chỉ có thể tập thể dục bốn giờ mỗi tuần, các bài tập hiệu quả nhất tôi có thể làm để xây dựng cơ bắp là gì?” Sau đó, tự động viên bản thân của mình bằng tôn chỉ “Tôi sẽ làm được và nhất định sẽ làm được!” và bắt tay ngay vào hành động.
6. Tận dụng và tối ưu khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình
Sau một khoảng thời gian dài chiến đấu cùng các dự án dài dăng dẳng và khối lượng công việc khổng lồ, chúng ta thường có xu hướng “ì ạch” lại trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Đừng ngại tận dụng những giây phút này để cơ thể lẫn tâm trí của mình được hoàn toàn nghỉ ngơi. Đừng cảm thấy có lỗi vì danh sách những việc cần làm còn đang dang dở.
Những lúc thế này, cứ chậm rãi và tận hưởng cuộc sống đích thực mà mình hằng mong ước: Đọc một quyển sách yêu thích, update lại Portfolio cá nhân hoặc chỉ đơn giản là nằm nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn.
— HR Insider / Theo Business Insider —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.