adsads
6 loi ngo ngan ma nha tuyen dung khong nen mac phai 1
Lượt Xem 6 K

 

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 6 lỗi lầm phổ biến mà các nhà tuyển dụng dễ gặp phải. Đồng thời, các phương pháp giải quyết cũng sẽ được nêu để bạn tham khảo để có một quy trình tuyển dụng tinh gọn và chính xác nhất.

1. Job Description quá sơ sài

Job Description là văn bản rất quan trọng để ứng viên hình dung sơ bộ về công việc tương lai của họ. Vì vậy, nếu bạn gửi cho ứng viên một bản Job Description không hoàn thiện, họ sẽ có cái nhìn thiếu đầy đủ về công việc, doanh nghiệp có nguy cơ cao mất những ứng viên tiềm năng vì lý do này.

Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một bản Job Description chi tiết về các chức năng chính của công việc, các nhiệm vụ cần thực hiện và các kỹ năng và trình độ cần có để trở thành nhân viên chính thức.

Bản Job Description hoàn chỉnh phải bao gồm các thông tin: vị trí cần tuyển, mức lương dự kiến, chức năng công việc, các nghiệp vụ cần thực hiện, yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng, mô tả ứng cử viên lý tưởng, thời gian làm việc và bất kỳ nhiệm vụ nào khác được giao – đảm bảo bạn có thể thêm nhiệm vụ mới cho vị trí khi cần. Điều này sẽ giúp cho quá trình tuyển dụng của bạn được thực hiện tốt nhất có thể.

2. Chọn lọc CV hời hợt

Khi tuyển dụng bạn bắt buộc phải có 1 hình mẫu lý tưởng về ứng viên tiềm năng. Từ hình mẫu lý tưởng này, bạn có thể bắt đầu việc chọn lọc các CV được gửi tới. Và việc lọc các CV bước đầu có thể vô cùng tốn thời gian nhưng bạn cần vô cùng kiên nhẫn.

Để tiết kiệm thời gian, bạn cần vạch ra những tiêu chí mà bạn cho rằng ứng viên tiềm năng “bắt buộc” phải có. Sau đó, hãy đặt giới hạn thời gian cho từng CV và cố gắng xem xét các CV một lần trong giới hạn đó. Hãy đặt trọng số cho các tiêu chí và ghi lại số điểm mà mỗi CV đạt được. Từ đó, bạn có thể có quyết định liên lạc với các ứng viên đạt chuẩn.

3. Thiếu chuyên nghiệp khi phỏng vấn

Sự thiếu chuyên nghiệp trong khi phỏng vấn sẽ mang lại cho ứng viên một nhận thức rất tiêu cực về công ty và đánh giá thấp quá trình tuyển dụng của bạn. Mặc dù làm ứng viên cảm thấy thoải mái trong một cuộc phỏng vấn là quan trọng nhưng bạn cũng không nên làm cho nó thoải mái đến mức biến phỏng vấn trở thành cuộc trò chuyện thân mật.

Có một vị trí phù hợp cho cuộc phỏng vấn là tiêu chí cần thiết đầu tiên. Đảm bảo rằng bạn không gặp và phỏng vấn ứng viên của mình ở những nơi ồn ào như căn tin hoặc các quán cà phê xô bồ.

Bạn cần chú ý đến những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng như: đến đúng giờ, trang phục phù hợp và không nên để điện thoại reo khi phỏng vấn. Hãy cho ứng viên cảm giác họ phải tranh thủ từng phút để gây tượng với bạn bằng cách tỏ ra thật chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, dù tốt hay xấu, một ứng cử viên nên luôn luôn rời khỏi cuộc phỏng vấn với một ấn tượng tích cực về doanh nghiệp. Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào bạn có thể gặp lại cá nhân đó trong cuộc sống sau này.

4. Không để bộ phận chuyên môn tham gia vào quá trình tuyển dụng

Nếu bạn tuyển dụng nhân sự cho phòng ban khác, hãy thông báo với họ và để họ được cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến công việc và ứng viên.

Trong rất nhiều trường hợp, các nhân viên làm việc trong bộ phận đang được tuyển dụng giới thiệu được ngay các ứng viên tiềm năng. Điều này có thể rút ngắn thời gian tuyển dụng đồng thời tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

5. Không hoạch định thời gian cho 1 đợt tuyển dụng

Nếu các ứng cử viên tiềm năng nhìn thấy cùng một quảng cáo công việc xuất hiện trên bảng tin liên tiếp nhiều tháng, họ sẽ có ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp của công ty.

Vì vậy, hãy có 1 giới hạn thời gian phù hợp cho 1 đợt tuyển dụng. Các quảng cáo việc làm, thời hạn nhận CV cũng nên chỉ được diễn ra trong khoảng thời gian định trước.

6. Thiếu những hỗ trợ cần thiết cho nhân viên mới

Sau khi tập trung vào các giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng và dành hàng tháng để tuyển được đúng người, các công ty thường bỏ quên khâu giúp nhân viên mới làm quen và nắm bắt các công việc

Quá trình tuyển dụng không kết thúc ngay sau khi nhân viên đồng ý vào làm việc. Công ty nên có những hỗ trợ cần thiết để người mới có thể thích nghi và làm quen với công việc. Nếu cần thiết, hãy cho họ được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về công ty, phong các làm việc,…

Việc giúp người mới thích nghi với môi trường làm việc là vô cùng cần thiết bởi đơn giản, nếu họ cảm thấy bản thân không thể thuộc về môi trường làm việc mới thì rất có thể bạn sẽ phải bắt đầu lại toàn bộ quá trình tuyển dụng để tìm được người khác phù hợp hơn.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers