adsads
shutterstock 2092394416 1
Lượt Xem 779

Uy tín doanh nghiệp

Trong việc tuyển dụng nhân sự thì độ uy tín doanh nghiệp được xem là giá trị cốt lõi tạo lòng tin cho ứng cử viên. Uy tín doanh nghiệp quan trọng vì điều này mang lại lợi ích to lớn cho một tổ chức. Đảm bảo tài chính, nhân viên chất lượng và gia tăng giá trị lâu dài, những thứ khác bao gồm giữ chân nhân viên, thu hút nhân tài và các cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Đa số ứng viên luôn muốn liên kết tới công ty qua danh tiếng và sự uy tín. Do đó, nhà tuyển dụng phải thiết lập tổ chức của mình tạo dựng uy tín ngay từ ngày đầu tiên.

Phúc lợi công ty

Để thu hút và giữ chân người tài, nhiều công ty có những chế độ phúc lợi rất tuyệt vời, tạo điều kiện thoải mái và hạnh phúc ở nơi làm việc và giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc cho công ty. Đôi khi, phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty, nhà tuyển dụng không thể chạy đua với các đối thủ để lôi kéo ứng viên bằng những lời hứa hẹn về công việc lương cao cũng như phúc lợi. Vậy thì lúc này những chế độ khác như xe đưa đón làm việc, thẻ giảm giá ăn uống, … sẽ phát huy tác dụng.

Dù là sinh viên mới ra trường hay những người làm lâu năm trong nghề, ứng tuyển vào các vị trí thì điều khiến họ dễ bị thuyết phục nhất vẫn là cảm giác được quan tâm và một môi trường làm việc thoải mái. Nhà tuyển dụng nên chia sẻ vấn đề này trong vòng phỏng vấn để tăng lợi thế cạnh tranh với những công ty đối thủ vì việc thu hút nhân tài trong thời buổi này chẳng hề đơn giản, không nên bỏ qua bất kỳ cơ hội nào.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Hiểu một cách đơn giản cơ hội phát triển sự nghiệp chính là viễn cảnh sự nghiệp tương lai của một ứng cử viên mà doanh nghiệp cam kết có thể mang lại. Một lộ trình sự nghiệp rõ ràng sẽ giúp ứng viên biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những thứ cần làm được cũng như đích đến trong sự nghiệp mà họ có thể có được nếu cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Lộ trình sự nghiệp rõ ràng sẽ được xây dựng dựa trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức cần thiết, kinh nghiệm và năng khiếu cá nhân của ứng cử viên. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định được một kế hoạch phát triển sự nghiệp phù hợp cho ứng viên. Vì thế, họ lúc nào cũng muốn được công ty hỗ trợ và định hướng công danh một cách tốt nhất.

Văn hóa doanh nghiệp

Một trong những yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một công ty chính là văn hoá doanh nghiệp. Đây cũng là khía cạnh được quan tâm hàng đầu bởi mỗi ứng viên khi tìm kiếm một môi trường làm việc mới. 

Văn hoá doanh nghiệp như tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài, cũng như là trụ cột vững chắc cho công ty. Lý do ứng viên luôn yêu thích công việc hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của nhà tuyển dụng trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Chất lượng đội ngũ lãnh đạo

Các ứng cử viên muốn học hỏi từ những người tuyển dụng và nhận thông tin phản hồi hàng ngày. Họ muốn nhận sự lãnh đạo và giám sát của bạn, để tìm hiểu về cách công ty làm việc từ trên xuống dưới. Bạn nên hiểu điều này khi bạn thuê họ làm việc, và có kế hoạch dành thời gian giảng dạy và huấn luyện họ. Các nhân viên trẻ tuổi sẽ có sự đền đáp bằng sự nhiệt tình và kết quả công việc xứng đáng với sự đầu tư mà bạn đã dành cho họ.

Chất lượng công việc và cuộc sống 

Ứng cử viên bây giờ thường có nhiều hoạt động trong cuộc sống riêng tư của họ. Họ làm việc chăm chỉ, nhưng nhìn chung họ không tham công tiếc việc. Vì vậy, các nhà tuyển dụng nên nhận ra rằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng đối với họ, không nên quá khắt khe với các hoạt động  ngoài công việc của họ. 

Thêm vào đó, các nhà quản lý cũng phải lưu ý rằng ứng viên  trẻ có thể dễ dàng cảm thấy  nhàm chán với những công việc lặp đi lặp lại và phát huy hết khả năng của họ, nhà tuyển dụng  phải làm cho họ cảm thấy rằng họ thuộc về tổ chức và được kết nối trực tiếp với sứ mệnh của công ty. Việc đầu tư phát triển ứng viên trẻ cũng rất quan trọng nếu bạn muốn ứng viên nhanh chóng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đóng góp  vào sự phát triển của công ty. 

Vậy là qua bài viết này đã chia sẻ tất tần tật cho bạn về những giá trị cốt lõi để thu hút cũng như giữ chân ứng cử viên tài năng cho công ty của mình. Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi, bạn cần trau dồi và rèn luyện thêm các kỹ năng đã chia sẻ ở trên nhé!

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc thu hút ứng viên chất lượng trở thành một thách thức lớn đối với nhà tuyển dụng. Các việc làm tiếng Anh sẽ mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho ứng viên. Môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, cùng với việc làm tiếng Nhật, có thể tạo động lực cho nhân viên. Hơn nữa, các vị trí việc làm tiếng Trung Đà Nẵng cũng rất được quan tâm, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân tài.

Đừng quên tuyển dụng việc làm Đà Nẵng để khơi dậy niềm đam mê cho những ứng viên tiềm năng. Cuối cùng, việc giới thiệu các cơ hội việc làm nước ngoàiviệc làm xuất nhập khẩu Đà Nẵng sẽ khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn trong mắt ứng viên.

Chúc các bạn thành công!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers