Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhất thường tập trung vào:
- Làm việc với các nhóm, tìm kiếm ý tưởng từ các thành viên trong nhóm và cho họ quyền quyết định đối với những công việc có ảnh hưởng đến họ.
- Công nhận nhân viên, đặc biệt bằng cách nêu ra những thành tích đạt được và giúp nhân viên tiến lên trong sự nghiệp của họ.
- Truyền cảm hứng cho nhân viên làm theo bằng cách cho họ thấy rằng các nhà lãnh đạo có năng lực, trung thực và đáng tin cậy.
Vì vậy, làm thế nào để bạn trau dồi những nhà lãnh đạo như thế này tại công ty của bạn? Có 6 cách sau đây như một gợi ý để giúp cấp trên quản lý nhân sự tốt hơn:
Xác định những hành vi quan trọng và hiệu quả nhất của những nhà quản lý tại công ty bạn
Mặc dù một số đặc điểm nhất định về hiệu quả của người quản lý được áp dụng ở hầu hết các công ty, nhưng thông tin chi tiết thực sự nên đến từ việc xác định các hành vi độc đáo, riêng biệt, phù hợp nhất với sứ mệnh, văn hóa, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu chiến lược của tổ chức bạn.
Trước tiên, hãy xác định vai trò của những người quản lý bên trong doanh nghiệp của bạn. Phỏng vấn những người quản lý này và hỏi họ cách họ đã xử lý những chuyện họ đã làm. Sử dụng thông tin này để xác định 3 đến 5 hành vi tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời và chia sẻ chúng trong tổ chức của bạn.
Xây dựng lòng tin
Nhân viên tuân theo các nhà lãnh đạo của họ khi họ có sự tin tưởng vào cấp trên của mình. Họ tin tưởng các “sếp” vì họ tin rằng các “sếp” là người có năng lực, trung thực và đáng tin cậy.
Bạn có thể tạo niềm tin cho khả năng lãnh đạo của mình bằng ba cách:
- Tạo uy tín: Hãy là một người nói được làm được. Nếu bạn hứa với nhân viên của mình về một dự án hoặc cơ hội học tập, hãy làm được đúng như vậy.
- Hãy tôn trọng: Đảm bảo nhân viên của bạn được chuẩn bị sẵn sàng để thành công. Cung cấp cho họ các nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để họ làm việc tốt nhất của mình.
- Đưa ra quyết định công bằng: Đây là điều cơ bản để xây dựng lòng tin của nhân viên đối với hiệu quả quản lý của bạn, đặc biệt là khi đưa ra các quyết định thăng chức và cách đối đãi với những người khác (bất kể giới tính, chủng tộc hay tuổi tác).
Hãy là một cộng tác viên thực thụ
Làm việc với nhóm của bạn để đồng lập kế hoạch và đưa ra những ý tưởng mới. Điều này có nghĩa là một sự tham gia và cộng tác thực sự như một thành viên trong nhóm.
Cải thiện sự cộng tác bằng cách:
- Cho nhóm của bạn tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ. Nhận phản hồi của họ trước khi đưa ra quyết định, chẳng hạn như chuyển đến không gian văn phòng mới và giải quyết bất kỳ mối quan tâm nào của họ về sự thay đổi.
- Tìm kiếm ý kiến của nhân viên về vấn đề tiếp theo mà bạn đang cố gắng giải quyết.
- Thường xuyên có những cuộc trò chuyện riêng tư và thân mật, chẳng hạn như bữa trưa trong phòng làm việc và cà phê cùng nhau ngoài giờ làm.
Những hành vi quản lý hiệu quả này sẽ làm cho nhân viên của bạn cảm thấy được bao gồm, có giá trị và do đó, được truyền cảm hứng để làm việc tốt nhất của họ.
Xem thêm: HR là gì? Làm thế nào để thăng tiến trong nghề HR?
Xem sự tuyên dương nhân viên như một phần của cách thức quản lý
Sự công nhận cá nhân là động lực số một đối với hiệu suất của nhân viên – hơn cả tiền lương, thăng chức, cảm hứng làm việc, các chương trình đào tạo hay quyền được tự chủ. Các nhà lãnh đạo có thể xem công nhận là một phần của cách thức quản lý. Quản lý có thể lên một danh sách các mục tiêu cần đạt và tuyên dương nhân viên khi họ đạt được. Hoặc công ty có thể đưa ra một số ý tưởng như một buổi lễ ghi nhận và khen thưởng nhân viên hàng năm.
Nghĩ lại về cách bạn quảng bá bản thân và cách mình dẫn dắt đội nhóm
Nếu quản lý một nhóm lớn hơn là cách duy nhất để thăng chức tại công ty của bạn, bạn có thể muốn suy nghĩ lại về quá trình thăng tiến của mình. Một số người có thể có giá trị hơn đối với tổ chức với tư cách là một cá nhân đóng góp hoặc một phần của nhóm.
Các công ty thông minh (và các nhà quản lý hiệu quả) tạo ra nhiều con đường dẫn đến thành công cho nhân viên. Họ:
- Giúp mọi người đảm nhận được trách nhiệm mới và phát triển kỹ năng của họ thông qua các dự án mới, các kế hoạch và các nhiệm vụ dài hơi hơn.
- Đóng vai trò tích cực trong kế hoạch phát triển của nhân viên.
- Tìm kiếm các cách khác giúp nhân viên có thể tăng thêm giá trị cho một dự án, hoặc để họ sử dụng kiến thức chuyên môn của họ cho một việc gì đó nằm ngoài phạm vi trách nhiệm thường ngày.
Xem xét lại quy trình đánh giá truyền thống
Người quản lý thường xếp hạng và đánh giá nhân viên của họ, nhưng những nhà quản lý giỏi muốn phản hồi theo cả hai cách. Họ đảm bảo rằng các cuộc khảo sát nhân viên của họ không chỉ xem xét toàn bộ văn hóa tổ chức mà còn xem xét hiệu quả quản lý.
Nhân viên phản ánh về hành vi của ban quản lý, liệu ban quản lý có thể hiện sự quan tâm chân thành đến họ với tư cách là một con người, chứ không chỉ là một nhân viên hay không, và mức độ hành động của ban quản lý có phù hợp với lời nói của họ hay không. Phản hồi xác thực này cho ta một bức tranh sắc thái về hiệu quả quản lý.
>> Xem thêm: Đúc kết 4 chiến lược Quản trị nhân sự từ các công ty hàng đầu
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.