adsads
5W1H là gì
Lượt Xem 2 K

5W1H là gì?

5W1H là gì? Đây chính là mô hình giúp bạn có thể xác định được mục tiêu, kế hoạch và đường đi, nước bước cụ thể cho mỗi chiến dịch, dự án hay ý tưởng nào đó. Đây là phương pháp 5W1H được sử dụng phổ biến trong marketing, giúp doanh nghiệp nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra.

Dựa vào công thức này, doanh nghiệp hay bạn có thể biết cần phải làm gì, tại sao cần triển khai và triển khai bằng cách nào bằng việc trả lời các câu hỏi cực kỳ quan trọng.

5W1H là gì

Xem thêm:

Thành phần cấu thành 5W1H là gì?

5W1H chính là một công thức hữu ích đối với hoạt động marketing hay SEO marketing của một doanh nghiệp. Các thành phần trong công thức có ý nghĩa như sau:

What: cái gì?

What (cái gì) – là cái cần được mô tả cụ thể như sản phẩm, vấn đề, mục đích của một dự án. Tìm ra “what” thì chúng ta sẽ có được chủ thể cần quan tâm và triển khai các vấn đề liên quan đến nó.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cần chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới. Thì “What” ở đây chính là sản phẩm đó là gì?

Trong trường hợp doanh nghiệp đang lên kế hoạch marketing cho một sản phẩm, chúng ta sẽ phải cần xác định được sản phẩm ở đây là gì, đặc điểm, công dụng, cách thức hoạt động cùng ý nghĩa của nó đối với người dùng ra sao. Nói cách khác, sản phẩm chính là trung tâm của sự chú ý.

Để có thể tìm ra “What” là gì, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Đó là cái gì? hay Vấn đề ở đây là gì?
  • Bối cách ở đây là gì?
  • Đặc điểm tính cách của sản phẩm là gì?

When: khi nào? 

When (khi nào) – chính là thời gian thích hợp để chúng ta có thể thực hiện kế hoạch của mình.

Ví dụ: Thời gian để có thể ra mắt một sản phẩm, chiến dịch marketing  nên được khởi động khi nào, thời gian bao lâu, với tần suất như thế nào? Mốc thời gian cần cụ thể, chính xác, và mang tính khả thi.

Để xác định được yếu tố “When”, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi mẫu như sau:

  • Kế hoạch/dự án/chiến dịch mất bao lâu để thực hiện?
  • Thời gian bắt đầu triển khai là khi nào?
  • Cần mất bao nhiêu thời gian để có thể hoàn thành một giai đoạn của dự án?
  • Vấn đề thường xảy ra khi nào, trong bao lâu?

Where: ở đâu?

Where (ở đâu) – chính là yếu tố về địa điểm sẽ diễn ra dự án/chiến dịch hay là nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu của đang sống, thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới cho sản phẩm. Địa điểm ở đây cũng có thể là nơi phát sinh ra vấn đề cần giải quyết.

“Where” ở đây có thể nhiều hơn một địa điểm. Điều chúng ta cần làm là liệt kê tất cả các địa điểm có liên quan đến kế hoạch này. Để xác định địa điểm chính xác, chúng ta cần trả lời các câu hỏi như:

  • Vấn đề này xảy ra ở đâu?
  • Nguồn gốc của sản phẩm là gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu ở vùng nào?
  • Sự kiện được tổ chức ở địa điểm nào?

Why: tại sao?

Why (tại sao) – chính là giải thích nguyên nhân dẫn đến vấn đề đang gặp phải hoặc động cơ đằng sau một kế hoạch được thực hiện hay một sản phẩm sẽ được tung ra thị trường.

Đây chính là yếu tố để có thể xác định mục tiêu, mục đích của kế hoạch và đánh giá khách quan liệu nó có nên được được thực hiện hay không.

Ví dụ: Với sản phẩm, chúng ta cần làm rõ tại sao nó xứng đáng được ra mắt. Yếu tố nổi bật của sản phẩm này so với những sản phẩm vốn có trên thị trường là gì? Hay điều gì khiến sản phẩm sẽ lấy được lòng tin của người tiêu dùng và thuận lợi “đi vào” giỏ hàng của họ?

Những câu hỏi thường gặp để chúng ta có thể tìm ra “Why” là:

  • Mục tiêu của chiến lược là gì?
  • Tại sao lại sử dụng sản phẩm/thiết bị này?
  • Tại sao vấn đề này cần được giải quyết ngay bây giờ?

Who: là ai? 

Who (là ai) – chính là tất cả những người có liên quan và chịu ảnh hưởng từ dự án, sản phẩm hay kế hoạch. Đó có thể là những người thực hiện, nhà đầu tư, hay người sử dụng (khách hàng).

Yếu tố này giúp bạn xác định được số người tham gia vào một dự án, từ đó có thể dễ dàng phân chia và quản lý công việc của mỗi người.

Những câu hỏi thường dùng để tìm ra “Who” như:

  • Ai là người chịu trách nhiệm?
  • Ai là người tìm ra vấn đề?
  • Nếu có vấn đề phát sinh thì cần liên hệ ai?
  • Khách hàng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ này sẽ là ai?

How: bằng cách nào? 

How (làm thế nào/bằng cách nào) – đây chính là quyết định phương pháp hay cách thức để có thể triển khai của dự án hay chiến dịch. Ở bước này, chúng ta cần xác định được phương pháp cùng các bước cụ thể để triển khai trong suốt quá trình diễn ra của dự án.

Bên cạnh đó, yếu tố bao nhiêu – how much cũng cần phải được làm rõ. Chẳng hạn như chiến dịch marketing này có ngân sách bao nhiêu?

Ví dụ một vài câu hỏi trả lời cho “How”:

  • Phương pháp được sử dụng ở đây là gì?
  • Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền?
  • Các phòng ban cần phối hợp với nhau như thế nào?
  • Làm cách nào để khách hàng chú ý tới sản phẩm này?

Ưu điểm của phương pháp 5W1H

Sở dĩ mô hình trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay bởi mô hình này mang đến nhiều ưu điểm như sau:

  • Đơn giản, dễ hiểu: Mọi người đều có thể hiểu và áp dụng linh hoạt bằng cách trả lời 6 câu hỏi mà không cần phải qua một lớp học chuyên sâu nào.
  • Giải quyết vấn đề có hệ thống: 5W1H là phương pháp phổ biến. với 5 câu hỏi được sắp xếp logic giúp chúng ta có thể tìm ra hướng triển khai cho mình nhanh chóng.
  • Đa năng: 5W1H có thể được áp dụng và sử dụng để giải quyết bất kỳ loại vấn đề nào. Bởi vì các câu hỏi có thể được điều chỉnh linh hoạt theo từng tình huống và lĩnh vực khác nhau.
  • Bao quát: Giúp i giải quyết tất cả các khía cạnh những vấn đề chúng ta gặp phải. Khi xem xét các vấn đề 360 độ từ đó người ta có thể xây dựng lộ trình phát triển kinh doanh, học tập, đàm phán hiệu quả,…

Ứng 5W1H trong marketing

Như đã nói ở trên, mô hình 5W1H sẽ được ứng dụng linh hoạt trong các lĩnh vực, vấn đề khác nhau. Sau đây sẽ là ứng dụng của mô hình này trong marketing.

Ứng dụng mô hình 5W1H trong marketing đã và đang được sử dụng rất phổ biến. Dựa vào mô hình này, bạn có thể nhìn nhận được vấn đề của mình một cách toàn diện. Đặt trong bối cảnh một doanh nghiệp đang  muốn cho ra mắt một sản phẩm mới, 5W1H sẽ được áp dụng như sau:

  • What: Sản phẩm của bạn là gì? công dụng của sản phẩm như thế nào?
  • When: Khi nào thích hợp để có thể bắt đầu quảng cáo sản phẩm mới? Thời điểm nào khách muốn mua sản phẩm của bạn nhiều nhất?
  • Where: Sản phẩm này sẽ được bán nhiều ở khu vực nào? Kênh tiếp cận khách hàng mà bạn sẽ triển khai là gì?
  • Why: Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm này của bạn? Sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn so với sản phẩm đối thủ là gì?
  • Who: Khách hàng tiềm năng của sản phẩm này là ai?
  • How: Tiến hành quảng cáo sản phẩm như thế nào? Lên ý tưởng, cách thực hiện ra sao? Phương tiện dùng để triển khai chiến dịch quảng bá thế nào?

Như vậy, bạn đã có thể nắm được 5W1H là gì? Đây là mô hình và là phương pháp tư duy rất hữu ích có thể áp dụng cho nhiều hoạt động, không chỉ dành cho công việc mà có thể áp dụng cả trong học tập, thuyết trình hay giao tiếp. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên kế hoạch, dự án của mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty DKSH tuyển dụng, NinjaVan tuyển dụng, U&I Logistics tuyển dụng, Sotrans tuyển dụng, AASC tuyển dụng, DSV tuyển dụng, TransViet tuyển dụng, và Viettel Logistics tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers