adsads
Lượt Xem 378

Sử dụng các công thức chuyên sâu để trả lời phỏng vấn

Ví dụ bạn là một ứng viên rất giàu kinh nghiệm và kỹ năng, nhưng bạn lại không thể thể hiện những thông tin đó một cách khéo léo trong vòng phỏng vấn thì rất có khả năng bạn sẽ khó mà trúng tuyển. Nhiều ứng viên còn mắc phải tình trạng nói dông dài, lan man và không bắt được trọng điểm.

Do đó để bạn có thể tập trung vào câu hỏi, đặc biệt là với những câu dạng WH (Who, When, Where, Why), hãy sử dụng hai mô hình sau đây để trả lời vừa gãy gọn, vừa đầy đủ:

1. Mô hình PREP

Đây là một mô hình giúp cấu trúc trả lời giúp đảm bảo sự rõ ràng và logic, viết tắt từ:

–  Point (Điểm chính): Bắt đầu bằng việc nêu ra quan điểm chính hoặc câu trả lời cho câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

–  Reason (Lý do): Giải thích lý do tại sao bạn lại đưa ra những thông tin đó.

–  Example (Ví dụ): Đưa ra một ví dụ cụ thể để minh họa cho quan điểm của bạn.

–  Point (Điểm chính): Kết thúc bằng việc nhắc lại quan điểm chính để củng cố câu trả lời.

Ví dụ, với câu hỏi về kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí ứng tuyển, bạn có thể áp dụng công thức này và đưa ra câu trả lời như sau:

“Theo tôi thì khả năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng nhất để đạt được thành công đối với vị trí này. Làm việc nhóm giúp chúng ta có thể kết hợp các kỹ năng và ý tưởng từ nhiều người, từ đó tạo ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn. Trong dự án ABC trước đây, tôi đã dẫn dắt một nhóm gồm 5 người, và nhờ sự phối hợp tốt giữa tất cả các thành viên, mà nhóm đã hoàn thành dự án trước thời hạn và đạt được các kết quả XYZ vượt mong đợi. Vì vậy, tôi tin rằng kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố then chốt để đạt được thành công trong bất kỳ dự án nào”.

2. Mô hình STAR

Một mô hình khác cũng rất phổ biến để áp dụng vào việc trả lời phỏng vấn đó là mô hình STAR, bao gồm các yếu tố:

–  Situation (Tình huống): Mô tả bối cảnh hoặc tình huống mà bạn đã trải qua.

–  Task (Nhiệm vụ): Giải thích nhiệm vụ hoặc trách nhiệm của bạn trong tình huống đó.

–  Action (Hành động): Các hành động cụ thể mà bạn đã thực hiện để giải quyết nhiệm vụ.

– Result (Kết quả): Trình bày kết quả, những thành tựu đạt được và những bài học kinh nghiệm mà bạn có được.

Mẫu câu trả lời dựa trên mô hình này ví dụ như là:

“Trong công việc trước đây, tôi từng tham gia vào một dự án phát triển phần mềm mà đội ngũ của chúng tôi gặp khó khăn trong việc bám sát với tiến độ được lên kế hoạch, vì rất nhiều thử thách và yêu cầu khắt khe. Nhiệm vụ của tôi tại thời điểm đó là quản lý tiến độ dự án và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Để giải quyết tình huống khó khăn đó, tôi đã tổ chức các cuộc họp hàng tuần để đánh giá tiến độ của từng thành viên, thiết lập nên các mục tiêu ngắn hạn rõ ràng và theo dõi sát sao để hỗ trợ đội nhóm khi cần thiết. Kết quả là, chúng tôi đã hoàn thành dự án đúng hạn và vượt qua mong đợi về chất lượng sản phẩm. Dự án này không chỉ giúp công ty tiết kiệm chi phí mà còn nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.”

Chuẩn bị CV và giấy bút cho buổi phỏng vấn

Khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy chủ động trong việc in CV để đưa cho nhà tuyển dụng, ngoài ra cũng hãy mang thêm sổ tay và bút viết. Mang CV cho thấy bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng và rất tận tâm đối với quá trình tuyển dụng này. Việc đem theo giấy bút thì lại giúp bạn ghi chép các thông tin quan trọng trong buổi phỏng vấn như chi tiết về công việc, công ty, và các câu hỏi cần phản hồi sau buổi phỏng vấn.

Hai việc làm này tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế chúng lại cho thấy bạn thực sự quan tâm đến vị trí công việc và công ty đó. Đồng thời cũng giúp bạn thể hiện sự nhiệt tình và mong muốn học hỏi, ghi nhận những đóng góp từ nhà tuyển dụng. Không chỉ vậy, việc chuẩn bị CV và giấy bút cho buổi phỏng vấn còn giúp bạn tự tin hơn và hỗ trợ bạn ghi chép,  theo dõi các thông tin quan trọng.

Hãy coi nhà tuyển dụng giống như một “khách hàng”

Một tư duy mới hơn giúp bạn có thể cải thiện quá trình phỏng vấn đó chính là hãy coi nhà tuyển dụng như một “khách hàng” và bản thân bạn như một “sản phẩm hoặc dịch vụ đang cần bán”. Giống như bất kỳ khách hàng nào khác khi tìm mua sản phẩm hoặc dịch vụ, nhà tuyển dụng cũng có những nhu cầu và yêu cầu cụ thể mà họ mong muốn được đáp ứng. Do đó, bạn cần chứng minh giá trị mà bạn mang lại cho công ty, tương tự như việc một sản phẩm phải thể hiện được những lợi ích cho khách hàng.

Điều này bao gồm việc trình bày các thành tựu, kỹ năng, và cách mà bạn có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty. Một sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ thành công khi khách hàng tin tưởng vào chất lượng của nó. Tương tự như vậy, trong buổi phỏng vấn bạn cũng cần xây dựng niềm tin với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện sự trung thực, những năng lực và cam kết phát triển lâu dài của bản thân.

Hãy coi nhà tuyển dụng giống như một “khách hàng” khi bạn tham gia phỏng vấn. Việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tuyển biên tập viên, bạn nên biết rằng họ cần những ứng viên sáng tạo và có khả năng viết lách. Đối với tuyển dụng lái xe Hà Nội, an toàn và trách nhiệm là ưu tiên hàng đầu. Khi tìm việc trong nhân sự ngành luật, bạn cần thể hiện tính chính xác và khả năng bảo vệ quyền lợi công ty.
Nếu bạn quan tâm đến việc làm tiếng Trung, hãy chứng minh khả năng giao tiếp và sự nhạy bén. Ngoài ra, các cơ hội làm part time hay việc làm part time Hà Nội cũng đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy với nhu cầu thị trường. Đối với những vị trí như phiên dịch tiếng Nhật hay tuyển quản lý kho, việc nắm bắt thông tin là rất quan trọng. Cuối cùng, nếu bạn đang tìm kiếm tìm việc làm Quy Nhơn hoặc sale admin tuyển dụng, hãy luôn nhớ rằng sự phục vụ khách hàng cũng áp dụng cho cả nhà tuyển dụng.

Chia sẻ về khía cạnh bạn yêu thích ở công ty

Để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng, bạn hãy thử chia sẻ về những khía cạnh mà bạn yêu thích ở doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển. Khi bạn chia sẻ những điều mình yêu thích về công ty, điều đó chứng tỏ bạn đã dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về công ty. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc với cơ hội này.

Ngoài ra, mỗi công ty đều có văn hóa và giá trị riêng. Khi bạn thể hiện sự yêu thích với các khía cạnh cụ thể của công ty, bạn đang ngầm cho  nhà tuyển dụng thấy rằng bạn phù hợp với văn hóa và giá trị của họ. Điều này giúp nhà tuyển dụng hình dung bạn như một thành viên tiềm năng trong đội ngũ của họ. Không những thế, việc này còn thể hiện rằng bạn không chỉ xem công việc như một vị trí đơn thuần, mà còn tìm thấy những giá trị và ý nghĩa nếu làm việc tại công ty đó.

Luyện phỏng vấn từ AI và các công cụ sẵn có 

Cuối cùng là bạn có thể tận dụng công nghệ để chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình. Một cách hay là bạn có thể sử dụng các công cụ AI để phân tích JD và xác định các từ khóa quan trọng. Sau khi nhận kết quả về các từ khóa chính liên quan đến yêu cầu công việc đó, bạn có thể sử dụng các từ khóa này để chuẩn bị các câu trả lời phù hợp, nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến yêu cầu.

Các công cụ AI hiện nay còn có thể giúp bạn mô phỏng các buổi phỏng vấn. Bạn có thể thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn với AI để cải thiện kỹ năng trả lời. Dựa trên Bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp do chính VietnamWorks biên soạn, với hơn 30 câu hỏi chung và các câu hỏi chuyên ngành, bạn có thể tham khảo cách trả lời chi tiết, hoặc đặt câu hỏi cho AI để nhận lại các câu trả lời phù hợp với vị trí công việc của bạn.

Bằng cách phân tích JD, luyện tập với AI và tận dụng tính năng Bộ câu hỏi phỏng vấn của VietnamWorks, bạn sẽ tự tin hơn và có thể tăng khả năng thành công trong quá trình phỏng vấn. Hy vọng rằng 05 ý tưởng trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn sẽ sớm thành công trên hành trình sự nghiệp của mình!

Xem thêm: Tham khảo cách “show-off” dự án nổi trội để ấn tượng với nhà tuyển dụng, cập nhật tại hồ sơ VietnamWorks

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các hệ thống lọc tự động như Applicant Tracking System (ATS),...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi điểm" hiệu quả với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết tìm kiếm nhân tài để hoàn tất kế hoạch trước...

Khi AI làm chủ xu hướng tuyển dụng và tìm việc trong năm 2025, ứng viên cần chuẩn bị gì?

Năm 2025 đang đến gần, và không khí sôi động của thị trường lao động bắt đầu nóng lên hơn bao giờ hết. Các doanh...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Bài Viết Liên Quan

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết...

Khi AI làm chủ xu hướng tuyển dụng và tìm việc trong năm 2025, ứng viên cần chuẩn bị gì?

Năm 2025 đang đến gần, và không khí sôi động của thị trường lao động...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers