adsads
5 tu khoa dat gia can co va can tranh giup cong diem cv cua ban 8
Lượt Xem 13 K

 

Việc viết CV (Hồ sơ xin việc) không hề chông gai như bao người vẫn nghĩ. Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều mẫu CV chuyên nghiệp được chia sẻ trên các website, diễn đàn cộng đồng dành cho sinh viên. Điều này phần nào giúp cho các bạn tránh bở ngỡ trước những bước đi vào đời thế này.

Tuy nhiên, để chinh phục trái tim của nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu về nội dung và hình thức mà còn cần những mẹo vặt mà bạn cần lưu ý.

Nhà tuyển dụng sẽ chú ý vào những từ hoặc cụm từ giải thích cụ thể và ngắn gọn những kinh nghiệm cá nhân trong CV của bạn, đặc biệt là các động từ. Những động từ sẽ chứng minh một cách chắc chắn rằng bạn đã hoàn thành công việc trong quá khứ và sẵn sàng với công việc sắp tới.

10 từ khoá nên được để trong CV của bạn chính là đó là:

1. Achieved: 52% 

Không phải là Earn (gặt hái được), hay gain (thu lượm được) mà chính chữ “Achieve” (đạt được) mới biểu thị được thành thích và năng lực của bạn. Đó có thể là thành tích suốt 4 năm học Đại Học của bạn với những giải thưởng danh giá, hoặc đó là một thành tựu cống hiến của bạn tại doanh nghiệp cũ. Các công ty & tập đoàn luôn chào đón những ứng viên với tinh thần “kiến tạo thành tựu” và làm những điều lớn lao cho tổ chức của họ.

 

2. Improved: 48%

Không ai là hoàn hảo trong những ngày đầu tập tễnh đi làm. Doanh nghiệp hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Điều họ muốn biết và thấy ở ứng viên chinh là sự cải thiện và thái độ cầu tiến. Điều đó sẽ đươc biểu thị rõ nhất qua chữ “Improved” – một bức tranh “before – after” biểu thị tinh thần “cá chép hoá rồng” của ứng viên. 

3. Trained/Mentored: 47% 

Đừng để 2 cụm từ trên khiến bạn hoang mang về vị trí của mình. Mục đích của nhà tuyển dụng là đang kiểm tra tinh thần lãnh đạo (leadership) và tương trợ với những đồng nghiệp xung quanh thôi. Vị trí của bạn không nhất thiết là Manager hay Director mới có thể “đặt bút định danh”. Đơn giản là hướng dẫn, chỉ bảo các bạn thực tập sinh hoặc trainee mới vào công ty cũng được xem là 1 biểu thị đáng ghi nhận rồi.

4. Managed: 44%

Cũng giống như Trained/ Mentored, bạn không nhất thiết phải đạt đến vị trí trên mới có thể đặt bút ghi công việc của mình bao hàm tính chất Quản trị (Management). Ngay từ những ngày còn là cấp dưới, bạn đã làm quen với công việc “Quản trị thời gian” (Time Management) và “Tiến độ dự án” (Progress Management) rồi. Đó cũng là điều tiên quyết mà doanh nghiệp cần ở 1 ứng viên: Tinh thần, trách nhiệm và cam kết với công việc.

 

 

5. Created: 43%

Đó có thể đơn giản là một giải pháp giúp đội nhóm cũ của bạn gia tang năng suất công việc tốt hơn. Hoặc bạn cùng những người đồng nghiệp làm nên 1 bảng “theo dõi tiến độ công việc” sinh động dễ nhìn hơn là một mớ giấy tờ hỗn độn. Mọi thứ bạn làm ở công ty cũ, nhưng mang tính đóng góp và phát triển tổ chức, đều đáng được ghi nhận. 

Một điều lưu ý nữa khi viết CV, khi viết về kinh nghiệm làm việc của bạn, nếu trước đây bạn làm ở một vị trí nhỏ hoặc ở một công ty không mấy danh tiếng thì khi chuyển sang công ty mới cũng nên có một vài dòng giới thiệu về loại hình hoạt động kinh doanh của công ty cũ. Bên cạnh đó khi nói về các thành tựu ở công ty cũ thì nên nói cả về những điều bạn đem đến cho công ty và những điều công việc, công ty đã đem đến cho bạn. 

 

Sau đây là danh sách 10 từ khoá cần tránh đặt vào hồ sơ xin việc của bạn nếu bạn không muốn CV của bạn rơi vào Recycle Bin của nhà tuyển dụng sau 6 giây: 

1. Thought leadership: 16%

Tư duy lãnh đạo không phải là một khái niệm được biểu thị qua lời nói. Đó là hành động, tư duy và sự cam kết của bạn. Điều đó cần được chứng minh một cách thưc tiễn và thiết thực chứ không phải bằng vài đôi dòng huênh hoang trong CV của bạn.

2. Value add: 16% 

Nếu bạn ghi rằng “bản thân mình đã tạo ra được những giá trị hữu ích cho công ty” và chấm hết, thì CV của bạn cũng chấm hết trong recycle bin của nhà tuyển dụng. Chỉ bao nhiêu đó mà thiếu đi những minh chứng thực tế (hình ảnh, người tham chiếu, số liệu, …) thì vẫn chỉ là sự huênh hoang thôi.

 

 

3. Results-driven: 16% 

Cũng như 2 khái niệm trên, đừng cho nhà tuyển dụng thấy những gì “phi thực tế”. Những cụm từ như “lấy kết quả làm trọng tâm” chỉ có thể biểu thị thông qua hành động và công việc cụ thể. 

4. Team player: 15%

Đây là một tính cách mà mọi ứng viên cần phải ngầm hiểu là “bắt buộc phải có” tại bất kì doanh nghiệp nào. Vì thế, nếu bạn ghi cụm từ “Tinh thần làm việc nhóm” vào, chẳng khác nào đang ngụ ý rằng: “Vì vào doanh nghiệp của bạn nên tôi phải là có tinh thần làm việc nhóm. Còn lại thì không nhé”. 

5. Bottom-line: 14% 

Cũng tương tự như Team Player, việc khẳng định bạn là 1 con người thẳng thắn, thẳng thừng cũng là một điều “ai cũng biết”. Không ai cũng có dư dả hơn 8 giờ mỗi ngày để lắng nghe bạn trình bày các vấn đề của mình chốn công sở. 

Tạm kết, lương 2000$ không hề khó. Vấn đề nẳm ở CV của bạn có đủ sức thuyết phục khiến nhà tuyển dụng gọi bạn để làm rõ hơn về con số đấy hay không. Hãy luôn nhớ rằng: Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian, bạn cũng như thế. 6 giây để giúp bạn chiến thắng chỉ nằm ở những mẹo vặt nhỏ nhưng hiệu quả này đấy.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers