adsads
5 nam nua ban se dung o dau 3
Lượt Xem 18 K

Lý tưởng nhất là bạn tìm được con đường sự nghiệp của chính mình càng sớm càng tốt, chẳng hạn như trong 2 năm đầu tiên đi làm bạn đã biết được sau 5 năm mình muốn trở thành vị trí nào và bạn muốn phát triển nghề nghiệp trong ngành nào, để tự đặt cho mình những mục tiêu ngắn hạn và hướng tới mục tiêu lớn của mình. Tuy nhiên rất ít người làm được điều này. Một khảo sát của các chuyên gia tại New York chỉ ra rằng trung bình một người mong muốn đổi nghề ít nhất 3 lần trong cuộc đời mình, vì thế khái niệm gắn bó một công việc trong suốt cuộc đời có vẻ như không có thực.

 

Theo VietnamWorks, những ý tưởng sau đây sẽ giúp bạn tự mình chọn nghề nghiệp yêu thích cho bản thân, thay vì chọn ngẫu nhiên hay chọn nghề theo mong muốn của gia đình.

 

Nghĩ về những gì làm cho bạn thấy kích thích và tiếp năng lượng cho bạn

Điều này sẽ giúp bạn biết được điều gì làm bạn đam mê và mong muốn được làm. Mặc dù cảm xúc và sự đam mê không phải là điều kiện duy nhất để bạn cảm thấy hài lòng trong công việc, nhưng nhiều người vẫn công nhận rằng có đam mê thì bạn mới gắn bó lâu dài với công việc đó. Bạn đã tìm ra công việc nào mà bạn sẵn sàng làm vì niềm vui, vì sự say mê hơn là làm để được trả lương chưa? Nếu có, thì đó chính là công việc mơ ước của bạn.

 

Biết được mình giỏi ở lĩnh vực nào

Có thể bạn cảm thấy không có nhiều hứng thú về một nghề nghiệp cụ thể nào khác – hoặc bạn thích đa ngành và không thể quyết định được mình sẽ chọn ngành nào. Đây chính là lúc nghĩ đến tính cách của bạn và tập trung vào kỹ năng mà bạn có. Việc không biết được mình thích ngành nghề nào là khá phổ biến, chứ không phải là chuyện hiếm. Trong những tình huống không xác định được mình đam mê nghề nào, bạn có thể chọn phương pháp thực tế hơn là chọn những ngành nghề bạn giỏi nhất.

 

Làm bài trắc nghiệm

Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp trong trường đại học hoặc của các công ty việc làm như VietnamWorks sẽ giúp bạn khám phá về bản thân của mình để chọn được công việc phù hợp hơn với tính cách của mình.

 

Thực tập

Một kỳ thực tập sẽ là cách hay để trải nghiệm nghề nghiệp, để biết được bạn có hứng thú với công việc đó hay ngành đó hay không. Nếu bạn thấy công việc này không phải là công việc dành cho bạn, bạn có thể chuyển công việc khác. Thực tập cũng là cơ hội tuyệt vời giúp xây dựng network cho bạn, từ đó bạn có được những lời khuyên hay từ những người có kinh nghiệm hơn và tìm được công việc phù hợp cho mình.

 

Tìm một cố vấn tốt

Người cố vấn sẽ giúp bạn phát triển nghề nghiệp lên một bước tiến mới và cho bạn những lời khuyên tốt giúp bạn đi đúng đường.  Nếu có một công việc mà bạn yêu thích, bạn có thể yêu cầu đồng nghiệp mới, cấp trên… hướng dẫn bạn một vài ngày để biết bạn có phù hợp với công việc hay không.

 

Khám phá những công việc lạ, độc đáo khác

Mọi người thường có xu hướng tìm kiếm nghề nghiệp vào những ngành phổ biến như bác sỹ, luật sư, giáo viên, kỹ sư công nghệ, cảnh sát, chủ cửa hàng… Nếu bạn không thấy hứng thú với những sự lựa chọn như vậy, đừng lo lắng, còn vô số những nghề khác mà bạn ít hoặc chưa nghe bao giờ, ví dụ như làm Learning & Development cho nhân sự, làm Marketing Administration cho phòng Marketing, làm Điều phối viên cho các tổ chức phi lợi nhuận / phi chính phủ, v.v…

 

Hỏi ý kiến người khác

Có lẽ cách tốt nhất để khám phá một nghề nghiệp mới chính là tham khảo ý kiến của chính người đang làm công việc đó. Những kết nối trên LinkedIn và các trang mạng xã hội khác sẽ là nơi tốt nhất để bắt đầu khai thác các thông tin này.

 

Lập kế hoạch nghề nghiệp

Con đường nghề nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Có thể bạn nghĩ rằng mình muốn trở thành một người viết nội dung (content writer), nhưng bước kế tiếp sẽ là một biên tập. Hoặc bạn muốn chuyển hướng từ một biên tập sang chủ nhà hàng. Hãy lên kế hoạch và vẽ ra con đường bạn muốn đi, và thực hiện nó.

 

Xem con đường sự nghiệp của bạn như những viên gạch lót đường chắc chắn, không phải một con đường thẳng lý tưởng

Dĩ nhiên, không phải tất cả các kế hoạch và ý tưởng đều cố định và không thể thay đổi. Con đường sự nghiệp của bạn như một cuộc marathon, bạn có thể chạy nhanh, chạy chậm và có những chiến thuật cho riêng mình, sẽ có những lúc con đường đó trở nên quanh co, đan chéo nhau bởi những công việc khác, nhưng bạn sẽ đạt được những kết quả xứng đáng ở đích đến, nếu bạn có kế hoạch và đam mê.

 

Đọc thêm các nội dung độc quyền của HR Insider
Bằng việc đăng ký tài khoản VietnamWorks trên HR Insider, bạn có thể tiếp cận những nội dung độc quyền của chúng tôi, được cập nhật các thông tin bài viết mới sớm nhất và được quyền bình luận trên bài viết.

 

Hãy nhất vào nút đăng ký ở cột bên trái màn hình, và bạn có thể bắt đầu đọc các nội dung độc quyền sau:

 

>> Vận may công việc của 12 con giáp trong năm 2015

>> 10 hành vi có thể giết chết sự nghiệp

>> 4 điều không nên làm khi nghỉ việc

>> Câu hỏi đáng sợ nhất khi phỏng vấn xin việc

 

– HR Insider / VietnamWorks — 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers