1. Kỹ năng chuyên môn của bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc
Một trong những hiểu lầm thường dễ gặp nhất ở mọi người chính là tưởng rằng việc đánh giá chỉ dựa trên mức độ và tiến trình hoàn thành công việc mà họ đã hoàn thành. Thực tế đã chứng minh, việc bạn giỏi riêng lẻ một kỹ năng sẽ không hoàn toàn giúp bạn dễ dàng thăng tiến trên đường sự nghiệp của mình. Một chuyên viên IT xuất sắc không chỉ là một người giỏi giang về lập trình, mà họ còn là người giỏi về tư duy logic và tư duy số học. Tư duy trong công việc mới là yếu tố quyết định năng lực của bạn.
2. Bạn thiếu kỹ năng mềm cần thiết của một nhà quản trị
Thăng tiến không chỉ gói gọn ở việc làm công việc chuyên môn nhưng ở một mức độ khó hơn. Thăng tiến đồng nghĩa với việc giờ đây, người nhân viên không đơn thuần là một người chỉ làm việc chuyên môn nữa. Kỹ năng mềm và tư duy của một người quản trị mới chính là yếu tố cần cho những cấp bậc cao hơn. Trong trường hợp này, thử ngẫm lại xem: Trong thời gian qua, bên cạnh công việc chuyên môn mỗi ngày, bạn đã thử bao giờ dẫn dắt một dự án nào được giao từ cấp trên mà nơi đó, công việc của bạn chỉ gói gọn trong 2 chữ “Quản lí” ?
3. Không đóng nhận ý kiến đóng góp từ cấp trên
Trong công việc, quan trọng hơn năng lực chính là thái độ. Kỹ năng bạn có thể thiếu, nhưng thiếu đi thái độ tích cực lại là một cản trở lên trên hành trình thăng tiến của bạn. Một trong những tính cách quan trọng nhất của một người quản trị chính là khả năng biết lắng nghe người khác. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, bạn đã không chịu tiếp nhận ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp của mình – kể cả khi đó là những phản hồi manh tính đóng góp xây dựng, liệu hình ảnh của bạn khi được thăng tiến sẽ như thế nào? Liệu sự bảo thủ của bạn sẽ mang lại những kết quả như thế nào cho tiến trình chung?
4. Thiếu tính chủ động trong công việc
Cấp trên của bạn luôn đánh giá cao những nhân viên có tính chủ động cao trong công việc hằng ngày. Điều đó được thể hiện qua thái độ, tốc độ hoàn thành công việc và tinh thần chủ động khi nhận việc. Một người nhân viên chuẩn mực chủ động là một người luôn luôn sẵn sàng làm những công việc khác, kể cả khi việc đó nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. Điều quan tâm họ đặt lên hàng đầu chính là tính hiệu quả và tiến độ của công việc phải được đảm bảo.
5. Thiếu tính chuyên nghiệp trong lối hành xử
Kể cả khi công việc của bạn có được hoàn thành tốt cách mấy, nhưng thái độ và phong cách làm việc lại thiếu đi tính chuyên nghiệp và chỉnh chu thì việc cất nhắc thăng tiến cũng cần được xem xét. Không ai muốn nhìn một nhà quản trị cấp trung làm một tấm gương xấu cho những người tập sự mới bước chân vào văn phòng. Bên cạnh đó, sự bê bối của bạn đôi lúc lại khiến cho xấu mặt cả một tập thể, hoặc lại ảnh hưởng liên đới đến công việc chung của đội nhóm, đặc biệt là những công việc mang tính chất tiểu tiết.
Hãy kiểm tra lại xem bản thân mình có mắc phải bất kì lỗi nào như trên không. Nếu như việc thăng tiến của bạn đang bị cản trở bởi những yếu tố khác như: Văn hoá doanh nghiệp, xích mích với đồng nghiệp, cấp trên, ….. và giờ đây vô phương cứu chữa, biện pháp cuối cùng là hãy truy cập ngay vietnamworks.com và gửi CV của bạn về cho chúng tôi.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình. |
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.