1. Đo lường mức độ tham gia của nhân viên
Lý do chính để thực hiện khảo sát là đo lường mức độ tương tác của nhân viên trong tổ chức của bạn. Việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia trong tổ chức sẽ cho phép bạn đánh giá liệu nhân viên của bạn có thực sự hứng thú với công việc họ đang làm. Một số yếu tố thường được đánh giá là: lương, thưởng và trợ cấp, vai trò công việc, cơ hội đào tạo và phát triển, lãnh đạo, môi trường làm việc, v.v..
2. Cho nhân viên cơ hội để lên tiếng
Các cuộc khảo sát về sự tham gia là rất quan trọng bởi vì họ cung cấp cho nhân viên một cơ hội để đưa ra những phản hồi. Đây là một cơ hội để thiết lập giao tiếp hai chiều bằng cách giúp nhân viên được thể hiện ý kiến của họ trực tiếp lên đội ngũ quản lý. Tích cực tham gia vào quá trình lập kế hoạch làm cho nhân viên nhận ra rằng họ là 1 phần quan trọng trong công ty và ý kiến của họ sẽ được đánh giá cao. Phương pháp này cũng giúp dỡ bỏ những rào cản tiêu cực giữa các bộ phận.
Công ty là 1 tổ chức thống nhất – hãy chắc chắn mọi nhân viên của bạn đều được tham gia, được lên tiếng và được lắng nghe
3. Tăng mức độ tham gia của nhân viên
Khi bạn đã đánh giá mức độ tương tác của nhân viên mình, bạn có thể tạo kế hoạch hành động để tăng mức độ tương tác. Thông tin thu được từ đánh giá sẽ cho phép bạn xác định điểm mạnh và cơ hội để cải thiện mức độ tương tác trong tổ chức của bạn. Bạn có thể phát triển kế hoạch tương tác toàn công ty hoặc tập trung trực tiếp vào các lĩnh vực hành động cho từng phần trong doanh nghiệp của bạn. Sau khi bạn đã xác định các thay đổi cần áp dụng, bạn có thể đặt mức độ ưu tiên, xác định thứ tự ưu tiên thực hiện.
4. Là cơ sở để xác định hướng đi cho tổ chức
Biết cách công ty đo lường các lĩnh vực như sự hài lòng của nhân viên, hiệu quả quản lý/lãnh đạo và môi trường làm việc sẽ cung cấp cho bạn các mục tiêu hữu hình để thay đổi. Đánh giá mức độ tương tác cũng sẽ cho phép bạn xác định các lĩnh vực thực hành tốt nhất trong tổ chức. Nói một cách đơn giản, phản hồi khảo sát sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu có giá trị khả thi mà bạn có thể triển khai để phát triển tổ chức.
5. Dùng kết quả khảo sát để so sánh với toàn ngành
Tiến hành các cuộc khảo sát về sự tham gia của nhân viên sẽ cho phép bạn có dữ liệu để dùng cho các mục đích so sánh. Bạn có thể xem kết quả cụ thể và so sánh chúng với dữ liệu theo ngành để hiểu rõ cách thức hoạt động của công ty với các tổ chức tương tự. Đo điểm chuẩn cũng sẽ cho phép bạn xác định xem có bất kỳ vấn đề nào cụ thể đối với công ty của bạn so với toàn ngành hay không. Nếu dữ liệu cho thấy rằng chỉ 20% nhân viên của bạn hài lòng với các cơ hội phát triển, bạn có thể so sánh điều này với kết quả của các nhà tuyển dụng khác để xem đây có phải là một phát hiện điển hình hay không.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.