adsads
5 kieu sep khien ban can rang chiu dung song chung voi lu 3
Lượt Xem 34 K

 

 1. Sếp hay nói “Có” và vờ như chưa từng hứa hẹn sau đó

Bạn được sếp bật “đèn xanh” để phát triển một ý tưởng hay dự án tuyệt vời. Nhưng một lần nữa, sếp của bạn không chỉ “lật bàn” thay đổi toàn bộ kế hoạch như thể sếp hoàn toàn quên mất rằng đã từng đồng ý cho bạn bắt tay vào ý tưởng này. Nếu đây chỉ là sự thay đổi dựa trên những thông tin quan trọng mới được cập nhật thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu hành vi này lặp lại thường xuyên một cách bất hợp lí, thì đó lại là một vấn đề tương đối lớn với bạn!

Cách giải quyết trường hợp bất đắc dĩ trên là xác định nguyên nhân khiến sếp có “hiện tượng” này. Ai là người thường xuyên “thì thầm” với sếp? Khi bạn nhận định được những nhân vật ảnh hưởng đến quyết định của sếp, bao gồm cả những chia sẻ trong các buổi họp, hãy chú ý phát hiện ra “tín hiệu” của họ trước khi bạn bắt tay vào phát triển ý tưởng của mình. Đừng vội lao vào thực hiện ngay kế hoạch! Hãy xây dựng các mốc thời gian cho dự án và đợi một vài ngày để sếp bạn xác nhận chính thức lần nữa. Có thể bạn không dứt điểm hoàn toàn triệu chứng “hay quên” của sếp, nhưng bạn sẽ kiểm soát tốt hơn và phân bổ thời gian hợp lí hơn cho những dự án nhiều khi chỉ nằm trên giấy!

 

2. Sếp hay cấm đoán và ngăn cản bạn làm việc với mọi người

Công ty của bạn thường có nhiều phòng ban và tổ chức đa dạng. Bạn nghĩ dự án bạn đang đảm nhiệm sẽ hiệu quả hơn khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị với nhau. Tuy nhiên, sếp của bạn lại không nghĩ vậy! Sếp có thể yêu cầu bạn hạn chế làm việc với họ, cho rằng họ có nhiều việc ưu tiên hơn. Điều đó đúng ở một số khía cạnh nhưng trên tổng thể, sự thiếu hợp tác rất dễ làm chậm tiến độ dự án của bạn.

Hãy thảo luận các vấn đề ngoài văn phòng hoặc một nơi thuận tiện cho bạn và những nhân viên khác. Đặt lịch họp đều đặn với các phòng ban xung quanh. Trong giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc, hãy chia sẻ về những vấn đề trong dự án nhóm bạn đang thực hiện để nhận góp ý từ các phòng ban khác. Sự thẳng thắn là chìa khóa quan trọng để làm nên một nhà lãnh đạo thành công.

 

3. Sếp hay dập tắt ý tưởng của bạn và phát triển lại từ bạn

Bạn nảy ra một ý tưởng tuyệt vời và chia sẻ quan điểm của mình với sếp nhưng lại chỉ nhận được sự phản đối. Sau đó, bạn hoàn toàn bị loại khỏi mọi buổi họp liên quan đến dự án. Khi bạn bước chân vào phòng họp thì bạn lại hoàn toàn bị ngó lơ! Rất có thể sếp đang lên kế hoạch “trả đũa” bạn vì một lỗi lầm nào đó bạn gây ra. Hoặc đó chỉ là tưởng tượng của bạn. Nhưng nhiều khi, câu trả lời lại nằm ở kịch bản thứ nhất!

Mặc dù hành vi hơn thua này hoàn toàn bất hợp pháp trong công ty, sếp tồi sẽ luôn biết cách đe dọa bạn một cách tinh tế đến mức khiến bạn chán nản và muốn nghỉ việc. Và nếu tình huống trở nên tồi tệ hơn, có thể đó là một lựa chọn hợp lí dành cho bạn. Một cách giải quyết khác là cố gắng sắp xếp một cuộc họp với sếp, chia sẻ những gì bạn đang cảm nhận và trao đổi quan điểm của mình. Hãy soạn lại nội dung cuộc họp và để sếp biết rằng bạn luôn thấu hiểu những gì sếp ưu tiên, thể hiện thái độ thoải mái của bạn khi không khí căng thẳng giữa bạn và sếp đã được hòa giải. Dĩ nhiên điều này có thể sẽ không thay đổi được sếp của bạn, nhưng sẽ gióng lên một hồi chuông cảnh báo với sếp rằng, nếu việc này tái diễn, bạn sẽ trực tiếp giải quyết vấn đề với HR và cấp cao hơn!

 

4. Sếp hay thích diễn vai “lỗi tại ai?”

Bạn và nhóm của mình đang thực hiện một dự án mới. Thật không may, kết quả lại không tốt như bạn mong đợi! Bạn báo cáo kết quả công việc với sếp và chia sẻ bài học kinh nghiệm nhưng điều đó vẫn chưa đủ, sếp bạn muốn biết được ai là người có lỗi.

Hãy soạn lại những thỏa thuận ban đầu và kỳ vọng khi nhóm bạn vừa bắt tay vào dự án. Chia sẻ một bản tóm lược về bí quyết để những dự án trước đây thành công. Sau đó, hãy trở về với dự án hiện tại, đưa ra những ưu khuyết điểm và nhấn mạnh vào những mặt tích cực của nó. Bằng cách tập trung vào nỗ lực của cả nhóm thay vì chỉ ra một lỗi cụ thể gây ra bởi một cá nhân nào đó, bạn sẽ khiến sếp phải đóng “vai ác” khi loại nhân viên này ra khỏi dự án chung của tập thể.

 

5. Sếp hay “nhác” việc nhưng tự nhận thành quả về mình

Bạn làm việc hùng hục cả ngày đêm để vượt ải khó khăn. Và đến ngày công bố cho mọi người thành quả của bạn, tên của bạn lại không nằm trong dự án! Mặc dù việc người đứng đầu một bộ phận giám sát hoạt động của nhóm không phải là chuyện bất thường, nhưng việc lấy đi công trạng của cấp dưới lại là dấu hiệu xấu của một sếp tồi.

Nếu bạn cho rằng đây là một quyết định có chủ đích, thì lần này bạn nên chấp nhận với kết quả đó. Nếu những cá nhân trong nhóm bạn đáng ra nên được khen thưởng nhưng lại không, vậy bạn hãy tự mình làm điều này. Cho dù đó chỉ là một email nội bộ hay một bữa trưa tuyên dương, bạn đã có cơ hội thực hiện điều mà sếp của bạn không làm. Hãy là một lãnh đạo đích thực với tập thể của mình. Hoặc bạn có thể email ngay cho sếp để sếp biết rằng nhóm bạn đã nỗ lực đóng góp sáng kiến hết mình và thật thất vọng khi không nhận được những gì xứng đáng. Dù sếp có phản hồi lại với bạn hay không, nhóm của bạn cũng đã mạnh dạn lên tiếng giành quyền lợi cho mình.

Ai cũng có thể trở thành lãnh đạo nhưng lại không thể lập tức đạt được vị trí này. Lưu ý những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn thấu hiểu cấp trên của mình hơn, và cách “chung sống” hòa bình với họ.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers