adsads
Untitled design 1
Lượt Xem 4 K

Một điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đồng ý chính là “nhân tài luôn luôn khan hiếm”. Khi tuyển dụng cho những vị trí cấp trung, cấp cao thì điều này càng đúng. Việc đăng tuyển và thu hút các ứng viên chủ động tìm việc chỉ là một phần giải pháp cho vấn đề thiếu nhân tài. Các nhà tuyển dụng càng cần phải mở rộng việc tiếp cận cả các ứng viên thụ động. VietnamWorks HR Insider xin được chia sẻ một số bí quyết để tiếp cận và gây ấn tượng đối với các ứng viên thụ động:

 

Họ rất ít khi tìm việc

Vì vô vàn lý do, chẳng hạn như đang rất hài lòng với công việc hiện tại, hoặc đã chuyển sang tự kinh doanh,… các ứng viên thụ động này sẽ rất ít khi đăng ký tài khoản trên các trang mạng tuyển dụng hay lên các trang web này để tìm việc. Mặt khác, họ sẽ xuất hiện thường xuyên ở các kênh liên lạc, hội nhóm chuyên ngành, hoặc nếu đã từng đăng ký tài khoản tìm việc thì họ cũng sẽ có CV trên các trang mạng tuyển dụng, mặc dù CV của họ đã lâu không cập nhật. Hãy chú ý các kênh truyền thông này để tiếp cận ứng viên thụ động.

 

Mối quan tâm của họ không phải là tìm việc

Ứng viên thụ động không nghĩ về việc tìm kiếm việc làm mới suốt ngày. Để tạo mối quan tâm của họ là một quá trình từng bước chậm rãi, không phải là việc gây ấn tượng nhanh chóng. Trước tiên là phải chọ họ biết về thương hiệu tuyển dụng của công ty. Sau đó, phải giúp họ hiểu biết về môi trường làm việc và những ưu đãi hấp dẫn như lương, thưởng… Cuối cùng, cần tạo động lực thúc đẩy họ ứng tuyển bằng cách áp đặt mốc thời gian, ví dụ: nộp đơn ngay hôm nay, chương trình tuyển dụng sẽ kết thúc vào cuối tuần này. Cách tiếp cận từng bước một và thúc đẩy ngày càng nhiều này sẽ thuyết phục các ứng viên thụ động nhất trở nên chủ động hơn.

 

Ứng viên thụ động cần thấy lợi ích rõ ràng

Khi ứng viên thụ động bắt đầu tìm việc, họ sẽ có xu hướng so sánh công việc đăng tuyển với công việc hiện tại họ đang làm. Sự so sánh này đôi lúc khá khắt khe, do đó nhà tuyển dụng phải cho họ thấy: “công việc chúng tôi đang tuyển sẽ tuyệt vời hơn công việc hiện tại của bạn” một cách thuyết phục. Có thể là cho họ một mức lương cao hơn hẳn, hay cho họ những phúc lợi đặc biệt, những cơ hội thăng tiến rõ ràng…, các ứng viên thụ động sẽ bị “hấp dẫn” hơn.

 

Tạo niềm tin bằng cách liên lạc trực tiếp

Nếu ứng viên thụ động được tìm thấy cùng với thông tin liên lạc, đừng ngần ngại liên lạc trực tiếp với ứng viên đó. Tuy nhiên, khi nói chuyện trực tiếp, tránh dùng ngôn ngữ như một dân “bán hàng” chuyên nghiệp, mà hãy trò chuyện thân mật, tìm hiểu công việc và nguyện vọng hiện thời của ứng viên trước khi giới thiệu về công ty của nhà tuyển dụng. Nếu có thể, hãy cho ứng viên nói chuyện với nhân viên cũ từng đảm nhận vị trí đang tuyển dụng để được nghe chia sẻ từ chính người trong cuộc.

 

Vận dụng mạng lưới quen biết

Cách tạo dựng niềm tin hiệu quả nhất là việc tiếp cận ứng viên thụ động thông qua chính các mối quan hệ quen biết của họ. Liệu có ai trong công ty bạn quen biết với ứng viên đó hay không? Hãy nhờ nhân viên đó liên lạc và giới thiệu về vị trí công ty đang tuyển dụng. Hầu hết các ứng viên thụ động đều được tuyển dụng qua mạng lưới quen biết, do đó hãy tận dụng mạng lưới của chính công ty bạn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers