adsads
267 2
Lượt Xem 3 K

 

Các công ty ngày nay đều cần những nhân viên ở mọi cấp độ nhiệt tình và luôn sẵn sàng cống hiến. Trong khi nguồn lực tài chính đều có giới hạn thì năng lượng của nhân viên – nếu biết khai thác đúng cách – sẽ là một nguồn năng lượng vô hạn.

Bí quyết để “mở khóa” nguồn năng lượng không giới hạn này cho công ty của bạn chính là xây dựng và củng cố mối liên kết giữa bạn và nhân viên. Khi bạn tin tưởng và tôn trọng người cộng sự và thực sự kết nối với họ, họ sẽ đáp lại bằng sự cam kết và nhiệt tình. Và để làm được điều đó, hãy thử 5 chiến lược sau đây.

1. Đặt con người lên hàng đầu

Image result for respect employee illustration

Tất cả nhân viên – bất kể vị trí của họ là gì hoặc họ thực hiện công việc tốt như thế nào – đều muốn được tôn trọng và được công nhận cho những giá trị mà họ đã đóng góp. Sự tôn trọng có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tôn trọng ý kiến, tôn trọng thời gian, tôn trọng văn hóa, v.v… Và tôn trọng là một con đường hai chiều. Nhân viên cũng cần tôn trọng người sử dụng lao động và sự nghiệp của chính họ thay vì chỉ xem công việc và tiền lương của họ như là quyền lợi.

2. Tạo một nơi trú ẩn an toàn

Trong nhiều tổ chức, các sếp lớn thường quản lý nhân viên của mình theo phong cách khá cực đoan khiến nhân viên cảm thấy như bị bắt nạt hoặc đe dọa. Thật không may, về lâu dài, nỗi sợ hãi của các lãnh đạo này gây ra có thể khiến nhân viên đóng góp ít hơn cho các tổ chức của họ và làm mất kết nối với công ty cả về tinh thần và thể chất. Nếu bạn muốn nhân viên luôn có những ý tưởng mới, bạn phải cho họ cảm giác an toàn, cho dù ý tưởng đó có hiệu quả hay không. Hãy cho nhân viên của mình một “nơi trú ẩn an toàn” để đưa ra ý tưởng của họ và nói lên sự thật.

3. Phá vỡ các rào cản về thông tin

Related image

Thông tin là sức mạnh và các ông chủ có truyền thống nắm giữ quyền lực này bằng cách ôm đồm tất cả thông tin và chỉ chọn lọc cung cấp các thông tin cụ thể cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc ngày nay, cấp trên không thể ém nhẹm những thông tin mình có. Nhân viên cần được cung cấp đầy đủ thông tin để làm việc. Khi có đầy đủ các thông tin cần thiết, nhân viên sẽ tin tưởng tổ chức hơn và sẵn sàng cống hiến hơn.

4. Tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân

Tổ chức được cấu thành từ các cá nhân. Do đó, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển và lớn mạnh hơn khi các nhân viên của bạn phát triển bản thân họ. Vì vậy, hãy tạo mọi điều kiện cho nhân viên của mình ngày một phát triển hơn. Bạn có thể chú ý hơn đến các chương trình đào tạo nâng cao năng lực và hãy giao cho nhân viên trách nhiệm và quyền hạn thực sự để đưa ra quyết định ảnh hưởng đến công việc của họ.

5. Công nhận những thành tựu

Related image

Đã không có ít nghiên cứu chứng minh rằng những công nhận từ cấp trên có thể khiến cho nhân viên làm việc tích cực hơn. Các hình thức công nhận sự đóng góp của nhân viên cho tổ chức không nhất thiết phải quá tốn kém. Đó có thể chỉ cần là 1 email cảm ơn, một văn bản từ ban giám đốc nhằm ghi nhận những thành tích mà nhân viên đã đạt được.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers