Thành thật mà nói, bạn có cho rằng câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?” chỉ làm lãng phí thời gian phỏng vấn? Tôi cũng đã từng nghĩ vậy.
Vấn đề là hầu hết ứng viên không quan tâm đến câu trả lời của bạn. Họ chỉ hy vọng gây ấn tượng bằng những câu hỏi “thông minh”. Đối với họ, câu hỏi họ đặt quan trọng hơn cách bạn bạn trả lời. Tuy nhiên, chỉ những ứng viên xuất sắc mới hỏi những câu mà họ thật sự quan tâm đến câu trả lời bởi vì họ đang cân nhắc công việc này và công ty này có phù hợp hay không.
Dưới đây, VietnamWorks tổng hợp năm câu hỏi hay mà ứng viên tiềm năng đặt cho nhà tuyển dụng:
1. Anh/Chị mong đợi tôi hoàn thành những yêu cầu nào trong 60 đến 90 ngày đầu?
Ứng viên tiềm năng muốn bắt đầu công việc thật tốt và suôn sẻ. Họ không muốn tốn cả mấy tuần, mấy tháng chỉ để “tìm hiểu về doanh nghiệp”. Họ muốn tạo sự khác biệt ngay từ những ngày đầu.
2. Các nhân viên xuất sắc của Anh/Chị sở hữu những đặc điểm nào?
Mỗi công ty đều khác nhau, và nhân viên giỏi ở từng công ty cũng có những tố chất khác nhau. Có thể trong công ty bạn, nhân viên giỏi là người làm việc nhiều giờ; hoặc có khi óc sáng tạo là yếu tố được chú trọng. Cũng có thể khả năng đạt được hợp đồng với khách hàng ở thị trường mới lại cần thiết hơn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng…
Ứng viên tiềm năng thường có nguyện vọng gắn bó lâu dài, họ đặt câu hỏi này vì muốn biết 1) họ có thật sự phù hợp không, và 2) nếu phù hợp, họ sẽ làm thế nào để trở thành nhân viên giỏi nhất.
3. Những hoạt động chính nào mang lại hiệu quả cho công ty?
Với mỗi vị trí, có một số hoạt động mang lại kết quả khác biệt lớn hơn nhiều những hoạt động bình thường. Bạn cần chuyên viên nhân sự để hỗ trợ tuyển dụng vị trí mới, nhưng điều bạn mong muốn thật sự đó là tìm được ứng viên phù hợp, vì điều đó đồng nghĩa với chi phí đào tạo thấp, năng suất làm việc tốt hơn và tỉ lệ giữ chân nhân tài cao hơn.
Bạn cần nhân viên kỹ thuật để thực hiện sửa chữa nhanh gọn, nhưng điều bạn thật sự mong đợi ở họ là khả năng xác định, giải quyết vấn đề, mang đến những lợi ích khác – nói ngắn gọn hơn, là có thể mang đến nhiều doanh thu hơn.
Ứng viên xuất sắc muốn biết điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt. Họ nhận thức rằng giúp công ty thành công cũng chính là thành công của họ.
4. Nhân viên công ty làm gì vào thời gian rảnh?
Nhân viên hạnh phúc 1) thích những điều họ làm và 2) thích những người họ làm việc cùng.
Đây là một câu hỏi khá khó. Nếu quy mô công ty tầm trung trở lên, các nhà phỏng vấn thường chỉ có thể trả lời chung chung. Điều quan trọng là ứng viên muốn biết chắc họ có thể hòa nhập tốt với văn hóa công ty hay không. Đây là yếu tố để cân nhắc ra quyết định vì ứng viên giỏi thường có nhiều lời mời làm việc.
5. Anh/Chị dự định sẽ giải quyết các khó khăn của công ty như thế nào?
Các doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều thử thách lớn như sự thay đổi công nghệ, đối thủ cạnh tranh, chuyển biến xu hướng kinh tế, ứng viên xuất sắc thường xem việc đi làm là một bước đệm để phát triển và thăng tiến. Vì vậy họ không chỉ muốn biết điều bạn nghĩ, họ còn muốn biết kế hoạch tương lai của công ty bạn như thế nào, và liệu họ có thể cùng tham gia kế hoạch đó hay không.
Ví dụ như tôi đang phỏng vấn một vị trí tại cửa hàng xe đạp của bạn. Một cửa hàng khác cũng được mở cách đó không xa, tôi sẽ hỏi: Bạn sẽ đối phó với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Hay nếu như bạn điều hành một trại gia súc, bạn sẽ giải quyết vấn đề giá thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng ra sao?
“Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?” – đây không chỉ là câu hỏi “cho có lệ” để kết thúc buổi phỏng vấn mà chính là cơ hội để xác định sự quan tâm thật sự của ứng viên đối với công ty và vị trí tuyển dụng.
Ngoài 5 câu hỏi được đề cập trong bài viết trên, một ứng cử viên xuất sắc còn phải chuẩn bị cho bản thân những kinh nghiệm xử lý tính huống cũng như cách đàm phán lương như một người chuyên nghiệp và bạn có thể tham khảo những bí quyết đó trong EBOOK “Kiếm Việc Không Khó” của VietnamWorks
EBOOK là một sản phẩm của VietnamWorks được thiết kế nhằm giúp người tìm việc tự tin hơn khi đi phỏng vấn. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về cách viết CV, những lỗi mà bạn thường gặp khi đi phỏng vấn … cho đến những kinh nghiệm chuyên môn như cách thức đàm phán lương.
– HR Insider / VietnamWorks –
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.