adsads
Kỹ năng phản biện
Lượt Xem 1 K

 

Kỹ năng phản biện là gì?

Kỹ năng phản biện còn được gọi là Critical Thinking. Khi nói tới sự phản biện, có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và lập luận đúng đắn. Phản biện rất khác với tranh cãi. Bởi vì trong phản biện, chúng ta sẽ dùng lý lẽ, lập luận để bảo vệ niềm tin, ý kiến hay quan điểm nào đó. Để có thể phản biện 1 cách khoa học, hợp lý, chúng ta phải vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu là những kỹ năng quan trọng và phổ biến hơn cả. 

Kỹ năng phản biện là gì

Kỹ năng phản biện là gì?

Lợi ích của kỹ năng phản biện

Phát triển tư duy & kỹ năng phản biện

Nếu bạn rèn luyện tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề của bạn ngày càng nhanh chóng và hiệu quả. Bởi kỹ năng này sẽ rèn luyện bạn trở nên kiên nhẫn và quyết tâm hơn với mọi vấn đề, cho bạn cái nhìn đa chiều để đối phó với chúng một cách logic và chính xác. Trong quá trình làm việc nhóm, người sở hữu kỹ năng tư duy phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.

Nâng cao khả năng giao tiếp và thuyết trình

Người tư duy phản biện tốt thường là người có kiến thức sâu rộng ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ đó họ trở nên tự tin hơn. Một người tự tin với kiến thức và kỹ năng của mình thì luôn là một một người giỏi giao tiếp, ăn nói mạch lạc và thuyết phục. 

Nâng cao khả năng giao tiếp

Nâng cao khả năng giao tiếp và thuyết trình

Cho bạn thỏa sức sáng tạo

Tư duy phản biện đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá và đưa ra các ý tưởng mới. Rèn luyện tư duy phản biện cho phép chúng ta vượt ra khỏi vùng an toàn của sáng tạo, chạm tới những ý tưởng tưởng hay ho không ngờ.

Kỹ năng tư duy phản biện cho sự tự đánh giá bản thân

Kỹ năng phản biện là yếu tố thiết yếu trong quá trình tự đánh giá bản thân. Để khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, chúng ta cần phải nghiên cứu, phản ánh, đồng thời chứng minh các giá trị cốt lõi và quyết định của bản thân. Tư duy phản biện sẽ giúp bạn lựa chọn quyết định đúng đắn từ quá trình đối chiếu những bất lợi và lợi ích, cũng như kết quả đúng hay sai.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Cách rèn luyện tư duy phản diện

Nhìn mọi thứ khách quan

Muốn có tư duy và kỹ năng phản biện tốt, bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, các em hãy bỏ cái nhìn chủ quan. Thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

Cách rèn luyện tư duy phản diện

Nhìn mọi thứ khách quan

Học những kiến thức mới để trau dồi bản thân 

Điều đầu tiên phải làm để nâng cao tư duy phản biện đó là học tập. Không ngừng trau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề. Một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Đó là điều cần thiết. Ngược lại, nếu thiếu kiến thức nền tảng hay kiến thức chung, tổng quát của vấn đề. Phản biện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Không kết luận vấn đề vội vã, dựa theo cảm tính 

Trong quá trình tư duy phản biện, có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trước những phản bác, bạn đừng vội kết luận kết quả. Hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế. Xem xét sự việc đúng sai dựa trên những điều đã được chứng minh trước đó. Và tự đúc kết cho mình những kiến thức riêng.Kết luận vấn đề theo cảm tính là điều tối kỵ. Điều này không chỉ khiến những tư duy và kiến thức của bạn bị sai, lệch. Nó còn khiến bạn mất tự tin trong những lần sau đó.

Rèn luyện tư duy phản biện bằng cách giải quyết vấn đề

Khi gặp một vấn đề, ta cần nghiên cứu, phân tích các khía cạnh của thông tin như vấn đề là gì, thuộc lĩnh vực nào? Sau đó, căn cứ vào những cơ sở khoa học, đặt ra những câu hỏi liên quan, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên. Bước cuối cùng là tiến hành giải pháp đã thông nhất.

Rèn luyện tư duy phản biện

Rèn luyện tư duy phản diện bằng cách giải quyết vấn đề

Bạn có thể rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách đặt mục tiêu tìm tòi thêm kiến thức trong lĩnh vực của bạn. Bởi khi bạn hiểu rõ vấn đề thì bạn sẽ giải quyết dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời quan sát cách giải quyết vấn đề từ những người xung quanh để nâng cao khả năng tư duy phản biện.

Đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời

Theo một nghiên cứu, người có tư duy phản biện tốt sẽ luôn sở hữu những đặc điểm là ham hiểu biết, tò mò và luôn tìm kiếm sự thật. Đồng thời, đặt câu hỏi là để hiểu rõ bản chất, nguyên nhân tồn tại cũng như xem xét phương án cải tiến nếu nó không còn phù hợp nữa. 

Ngoài ra, đặt câu hỏi là bước đầu tiên của mọi quá trình học tập. Bởi lẽ nó không chỉ hỗ trợ bạn có được lời giải, mà còn có cái nhìn khách quan và bao quát hơn để chọn lọc từ nhiều nguồn thông tin. Đa số những người sở hữu kỹ năng phản biện luôn luôn tò mò, có thói quen tự đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho những gì đang diễn ra.

Ví dụ về bài tập thực hành tư duy phản biện

Hãy suy nghĩ về một vấn đề mà ai đó đã đặt ra cho bạn gần đây, sau đó tự đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề như sau:

  • Ai đã đặt vấn đề cho bạn?

Đó có phải là người quen của bạn? Họ có vị trí thế nào trong lĩnh vực này? Liệu nhớ việc ai đó đặt vấn đề cho bạn có cần thiết hay không?

  • Người đó đã đặt vấn đề gì?

Khi đặt vấn đề, người đó có nêu quan điểm hay đưa dữ liệu hỗ trợ không? Thông tin, dữ liệu của họ có đầy đủ và chi tiết không? Liệu người đó có bỏ lỡ dữ liệu nào không?

  • Người đó đã nêu vấn đề ở đâu?

Diễn ra tại nơi riêng tư hay công cộng? Có sự góp mặt của người khác không? Họ có đưa ra ý kiến hay lập luận thay thế không?

  • Người đó đã nêu vấn đề khi nào?

Việc này diễn ra trước, trong hay sau các vấn đề quan trọng khác? Vấn đề được đặt ra đúng thời điểm có quan trọng và cần thiết hay không?

  • Tại sao lại là vấn đề này?

Người đó có nêu nguyên nhân vì sao đặt ra vấn đề hay không? Những người này có đang cố hạ bệ hay tâng bốc ai đó hay không?

  • Họ đã đặt vấn đề như thế nào?

Thái độ khi đặt vấn đề là thờ ơ, giận giữ, bình tĩnh hay vui vẻ? Bạn có hiểu hay nắm rõ được thông tin từ vấn đề được đặt ra?

Kỹ năng phản biện

Bài tập thực hành kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng phản biện là kỹ năng quan trọng, tạo điều kiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá và định hướng lại suy nghĩ của bản thân. Hy vọng qua bài viết này, VietnamWorks sẽ giúp các bạn hiểu thêm và đặt ra được kế hoạch rèn luyện à để nâng cao kỹ năng tư duy phản biện thiết yếu này.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: VinFast tuyển dụng TPHCM, Hyundai tuyển dụng, Mitsubishi tuyển dụng, MSC tuyển dụng, ZIM tuyển dụng, Đèo Cả tuyển dụng, Hãng tàu ONE tuyển dụngYamaha tuyển dụng.

Xem thêm: Kỹ năng tin học văn phòng và những điều quan trọng cần biết

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers