Đối với các chủ doanh nghiệp muốn ưu tiên sự an toàn và hạnh phúc của nhân viên, bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ sau đây như một nguồn tài nguyên hữu ích, giúp bạn phần nào ổn định tâm lý của nhân viên, làm cho đội ngũ an tâm làm việc hiệu quả.
Năm cách mà các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể giải quyết và xoa dịu nỗi sợ hãi về coronavirus trong nhân viên, gồm có những gì?
1. Thường xuyên giao tiếp với nhân viên của bạn
Trong những tình huống căng thẳng, điều quan trọng là phải có kế hoạch về cách bạn sẽ giao tiếp với nhân viên của mình. Bạn cần có cách cập nhật cho nhân viên của mình về bất kỳ thông tin mới nhất nào về diễn biến dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và lịch trình làm việc của họ.
Cố gắng giao tiếp thường xuyên hơn mức cần thiết, ngay cả khi không có gì mới xảy ra. Giao tiếp thường xuyên sẽ giúp hầu hết nhân viên cảm thấy thoải mái và cho họ thấy rằng bạn biết những gì đang diễn ra, và quan trọng hơn bạn thực sự quan tâm đến sự an toàn và suy nghĩ của họ.
Mặt khác, sự im lặng của một người “sếp lớn” có thể khiến nhân viên cảm thấy như bạn không biết gì về coronavirus, về việc số lượng F0 đang gia tăng, về việc những tin tức này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của nhân viên. Hoặc tệ hơn, sự im lặng cũng có thể cho thấy rằng bạn chưa hiểu tình hình,, chưa chuẩn bị kỹ lưỡng công tác ứng phó hoặc không coi trọng nó.
2. Thực hiện các bước để giữ an toàn cho nhân viên của bạn
Là chủ doanh nghiệp, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là đảm bảo rằng nhân viên của bạn được an toàn. Cách tốt nhất để làm điều này là thực hành vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc cơ thể, chẳng hạn như bắt tay với người khác.
Một quy trình làm sạch tại chỗ và thường xuyên lau sạch tất cả các bề mặt bằng chất sát trùng là việc đầu tiên và tiên quyết phải có. Hãy khử trùng các bề mặt thường được sử dụng, như tay nắm cửa, bàn, bàn làm việc và tay vịn, đồng thời khuyến khích nhân viên của bạn rửa tay ngay khi bước vào phòng hoặc khu vực làm việc.
Tất cả những điều này sẽ làm giảm nguy cơ phơi nhiễm vi rút trong đội ngũ nhân viên. Và nếu một trong những nhân viên của bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu, bạn nên để họ được ở nhà mà không có bất kỳ câu hỏi nào, cho họ có thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái và được quan tâm trong suốt thời gian này.
3. Thiết lập các chính sách linh hoạt tại nơi làm việc
Hãy cố gắng thu xếp, phân chia công việc phù hợp nhất cho nhân viên, giảm thiểu tối đa những công việc không quá quan trọng và yêu cầu mọi người có mặt ở công ty. Một số trường học đang đóng cửa và có thể sẽ có vài nhân viên của bạn phải ở nhà với con cái của họ. Vì vậy, nếu có thể, hãy cố gắng tìm cách để nhân viên của bạn hoàn thành công việc từ xa. Nhiều nơi làm việc đang làm điều này bằng cách sử dụng các ứng dụng/ phần mềm hội họp trực tuyến để trao đổi công việc, thay thế cho việc yêu cầu mọi người phải đến văn phòng.
Nếu doanh nghiệp của bạn không thể làm việc từ xa, thì vẫn có nhiều cách để thu hút nhân viên của bạn tại nơi làm việc. Bạn nên cân nhắc chuyện làm việc theo ngày hoặc theo ca, mỗi ngày/ ca làm việc chỉ giới hạn một số lượng nhân sự nhất định để tất cả nhân viên của bạn không ở cùng một nơi cùng một lúc.
4. Hạn chế đi lại nhiều nhất có thể
Nhân viên của bạn muốn biết rằng bạn đang ưu tiên sức khỏe và sự an toàn của họ, vì vậy không yêu cầu nhân viên tham gia các cuộc họp, ngay cả khi cuộc họp chỉ với một số lượng người hạn chế. Tại thời điểm này, có lẽ bạn nên hủy các cuộc họp trực tiếp hoặc các sự kiện/ hoạt động tập trung.
Ngoài ra, hãy cho phép nhân viên hủy bỏ chuyến đi công tác, ngay cả khi đó thường là một phần công việc của họ và họ không không có dấu hiệu bị dương tính, điều này cho thấy rằng bạn là một người lãnh đạo có tâm, luôn để ý và chăm lo cho sức khoẻ và tinh thần của họ.
5. Phối hợp với các cơ quan y tế của địa phương
Cuối cùng, cường độ của mỗi đợt bùng phát coronavirus sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực và cộng đồng bạn sinh sống. Hướng dẫn của chính quyền địa phương có thể sẽ thay đổi thường xuyên và những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.
Hãy đảm bảo bạn và nhân viên của bạn luôn được thông báo về bất kỳ thông tin mới nào đến từ chính quyền và cơ quan y tế địa phương. Cập nhật với nhân viên của bạn thường xuyên và chia sẻ với họ những gì bạn biết được và phương hướng ứng phó với tình hình dịch bệnh trước mắt.
Tình hình F0 đang tăng lên tạo ra không ít nỗi lo sợ, băn khoăn khi quay trở lại công ty cho cả nhân viên lẫn chủ doanh nghiệp. Hãy xem xét những cách trên đây như một sự gợi ý, giúp bạn giải toả tình hình lo lắng tại công ty, xoa dịu và ổn định tâm lý nhân viên của mình.
>> Xem thêm: Tôi có nên bỏ việc khi nhiều người đang thất nghiệp?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.