adsads
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Lượt Xem 10 K

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì mới có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

kỹ năng giải quyết vấn đề là gì

Kỹ năng giải quyết vấn đề rất cần thiết trong học tập và cuộc sống

Kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò gì?

Không phải bất cứ tình huống nào bạn cũng đều xử lý vấn đề một cách dễ dàng. Vì trong quá trình đó, quan điểm của bạn sẽ không bao giờ trùng khớp với người khác nên việc xảy ra xung đột là hoàn toàn có cơ sở. Do đó, kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp bạn trong những tình huống khó xử ấy.

Nếu bạn giải quyết tốt các xung đột sẽ dẫn đến các kết quả sau: 

Tăng cường hiểu biết: Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết xung đột, hãy để họ nói về những suy nghĩ của mình, nếu bạn là người cầm trịch thì hãy cố gắng hiểu họ một cách thật khách quan, hãy cho họ biết rằng họ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của họ cũng như mục tiêu của tổ chức mà không cần “đụng chạm” đến người khác.

Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ thấu hiểu nhau hơn về tình cảm, hoàn cảnh…điều này tạo cho họ niềm tin vào khả năng làm việc nhóm cũng như cùng hướng đến mục tiêu của tổ chức

Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn để nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan trọng nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn.

Các bước giải quyết vấn đề

Phân tích các yếu tố hoặc nguyên nhân gây ra tình huống không mong muốn

  • Đầu tiên của bước này là chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc vấn đề:

Dù bất kỳ sự việc lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tiên bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó.

  • Tiếp theo là phân tích vấn đề vấn đề

Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.

Tạo ra một số biện pháp can thiệp khác để đạt được mục tiêu cuối cùng

  • Trước một chuyện phức tạp khiến bạn khó giải quyết ngay được thì việc đầu tiên để đối mặt với nó là hãy đơn giản hóa mọi việc.

Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó.

  • Lật ngược vấn đề

Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. 

Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

  • Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau

Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.

Đánh giá các giải pháp tốt nhất

  • Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn giải pháp. 
  • Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.
  • Sau đó, chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc cần làm tiếp là đề ra mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó.

Thực hiện kế hoạch 

Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong  muốn.  

Đánh giá hiệu quả của những can thiệp 

Đánh lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.

các bước trong kỹ năng giải quyết vấn đề

Các bước giải quyết vấn đề

Xem thêm: Học kỹ năng “thuyết phục” để hỗ trợ cho công việc

Những kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng cần có

Để có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả và thực sự êm đẹp. Người giải quyết vấn đề còn trau dồi và sở hữu nhiều kỹ năng quan trọng. Sau đây là một số kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng mà nhiều người đánh giá cao.

Tư duy phân tích

Khả năng phân rã vấn đề thành các phần nhỏ để hiểu rõ hơn về bản chất của nó. Sự sắp xếp thông tin và dữ liệu một cách có tổ chức để tìm kiếm giải pháp phù hợp và nhanh chóng.

Tư duy sáng tạo

Khả năng nghĩ ra những giải pháp mới và khác biệt. Sự linh hoạt trong tư duy để đưa ra những ý tưởng đột phá. Từ đó có thể giúp giải quyết vấn đề xảy ra một cách êm đẹp và có hiệu quả hơn.

Khả năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc cùng đồng đội, lắng nghe ý kiến, và hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Sự linh hoạt và thích ứng với ý kiến của nhóm. Từ đớ có thể dung hòa và đồng hành cùng đồng đội giải quyết vấn đề tốt hơn. Đặc biệt là các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc chung.

Tư duy logic

Khả năng áp dụng logic sẽ giúp phân tích thông tin và tìm ra những quy luật, mối quan hệ giữa các yếu tố. Từ đó đưa ra các quyết định mang tính hiệu quả và phù hợp với vấn đề cần được giải quyết.

Kỹ năng quản lý thời gian

Sự hiệu quả trong việc phân chia thời gian giữa các giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề. Khả năng ưu tiên công việc theo đúng độ quan trọng sẽ giúp đảm bảo các vấn đề được giải quyết một cách linh hoạt và có tuần tự. 

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục giúp người nghe dễ hiểu cũng như thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thời diễn đạt chính xác hơn những yêu cầu, mong muốn cũng như cách giải quyết vấn đề cụ thể. Sự lắng nghe và hiểu biết người khác để tạo ra sự đồng thuận trong quá trình giải quyết vấn đề. .

Tư duy toàn diện

Kỹ năng này sẽ giúp bạn có Khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Sự hiểu biết về các yếu tố xã hội, văn hóa, và kinh tế có thể ảnh hưởng đến vấn đề. Những kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn và đưa ra những quyết định thông suốt.

Các phương pháp nhằm giúp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề là quá trình liên tục và đòi hỏi sự tự học và thực hành. Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn phát triển và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của mình:

Đọc sách và tài liệu

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề bạn có thể tìm đọc về phương pháp giải quyết vấn đề và các kỹ thuật tư duy phê phán. Chọn những tác phẩm của những tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực này để có cái nhìn đa chiều.

Thực hành đều đặn

Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng và học hỏi thêm từ tài liệu, bạn có thể áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể luyện tập từ những vấn đề nhỏ nhất trong công việc hay cuộc sống của mình. Học cách đặt câu hỏi đúng để đánh giá thông tin và giải pháp. Phát triển khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra quyết định

Tham gia nhóm thảo luận

Tham gia các diễn đàn, nhóm trực tuyến hoặc cộng đồng nơi bạn có thể chia sẻ và thảo luận về các vấn đề. Lắng nghe ý kiến của người khác để có thể mở rộng tư duy cho bản thân mình

Học hỏi từ kinh nghiệm

Học từ những thất bại và thử nghiệm của chính mình và người khác. Đặt câu hỏi cho bản thân và tự đánh giá quá trình giải quyết vấn đề đó. Lắng nghe câu chuyện và kinh nghiệm của những người có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc như xếp, người thân, cấp trên, đồng nghiệp của mình. Hỏi họ về những chiến lược cụ thể mà họ đã sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề đó. 

Nhớ rằng, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề là một hành trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như học hỏi, lắng nghe. Thực hiện những phương pháp trên có thể giúp bạn phát triển một cách toàn diện hơn.

Xem thêm: Kỹ năng phản biện là gì? 5 cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Một số kỹ thuật có thể áp dụng trong quá trình giải quyết vấn đề

Có một số kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng khi thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề:

Sơ đồ Mindmap

Sử dụng sơ đồ Mindmap để trực quan hóa vấn đề chính và các lý do xung quanh. Tiết kiệm thời gian, dễ ghi nhớ, kích thích sự sáng tạo và hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch triển khai công việc.

Kỹ thuật Brainstorming

Tổ chức phiên brainstorming để tập trung lấy được càng nhiều ý tưởng không hạn chế nhất. Không có ý tưởng nào bị từ chối, điều này giúp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và khám phá những giải pháp độc đáo.

Nguyên tắc IDEAL

  • Identify (Nhận thức): Nhìn nhận vấn đề một cách kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.
  •  Define (Xác định): Xác định nguyên nhân để đề ra mục tiêu và kế hoạch giải quyết.
  • Explore (Tìm kiếm): Tìm kiếm giải pháp khả thi và chiến lược thực hiện.
  • Action (Hành động): Lập kế hoạch và triển khai để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
  • Look & Learn (Nhìn nhận và học hỏi): Đánh giá và rút kinh nghiệm cho các vấn đề tương tự.

Doanh nghiệp luôn cần những nhân sự có khả năng tự chủ, kỹ năng phân tích, và khả năng hợp tác để đưa ra quyết định tối ưu nhất, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Các kỹ thuật này giúp tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và đóng góp tích cực vào quá trình ra quyết định trong môi trường kinh doanh.

phương pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Một số kỹ thuật có thể áp dụng trong quá trình giải quyết vấn đề

Các ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề

Danh sách dưới đây bao gồm các chiến lược chung liên quan đến giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này có thể hữu ích để bao gồm trong câu trả lời của bạn cho một câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giải quyết vấn đề.

Xác định các yếu tố tác động đến sự căng thẳng

Xây dựng kế hoạch điều trị

A / D

Nghe tích cực

Những trở ngại trước khi thực hiện

Đánh giá hiệu quả của can thiệp

Các giải pháp Brainstorming

Hợp tác

Đánh giá các chiến lược thay thế để giảm căng thẳng

Tìm trung tâm

Chẩn đoán bệnh tật

Vẽ sự đồng thuận xung quanh một loạt các giải pháp

E – M

Đánh giá các chiến lược thay thế để giảm căng thẳng

Đất

Tính linh hoạt để thử cách tiếp cận mới

Theo dõi

Thu thập dữ liệu

Xác định nguyên nhân của các vấn đề xã hội

Xác định sở thích của tất cả các bên

Giải pháp thực hiện

Thông dịch dữ liệu để xác định Các vấn đề

Xúc tiến các xung đột giữa các cá nhân

P – Z

Các hành động xác định chính xác sự đóng góp vào tình trạng hôn nhân

Đề xuất giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp biên giới

Nhận biết các mô hình nghiên cứu không hợp lệ

Giải quyết khiếu nại của khách hàng

Cơ cấu lại ngân sách sau khi giảm thâm hụt doanh thu

Lựa chọn nhân viên để giải quyết trong thời gian kinh doanh suy thoái

Thử nghiệm giả thuyết

Xử lý sự cố các sự cố máy tính – Xác nhận dữ liệu để xác định đúng các vấn đề

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn khi đứng trước một tình huống khó khăn sẽ có cái nhìn tổng quan về nó, đó là những cơ bản giúp bạn phần nào hình dung rõ hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers