Thăng tiến trong công việc luôn là mục tiêu dài hạn của mỗi một người khi đi làm. Được thăng tiến trong công việc là một bước chuyển quan trọng giúp ta khẳng định chính mình, đồng thời cải thiện thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, các bạn Fresher mới ra trường, thậm chí đã có kinh nghiệm đi làm suốt quãng thời gian học đại học nhưng bạn đã biết cách để “lấy lòng” sếp giúp bản thân luôn được trọng dụng chốn công sở chưa?

Đồng hành cùng các bạn Fresher từ trường học ra đường nghề, VietnamWorks kết hợp cùng các mentor “kề vai sát cánh” cùng các bạn bằng những kinh nghiệm và chia sẻ thực tiễn đến từ mentor trên chặng đường sắp tới. Trong bài viết này, để biết được cách để bản thân luôn được trọng dụng nơi công sở, hãy cùng nghe chia sẻ của anh Phạm Quốc Thái, Talent Acquisition Advisor at Mondelez Kinh Đô Việt Nam trải lòng về những bài học để đời sau đây nhé.

Chào mọi người, mình là Thái, trải qua 5 năm kinh nghiệm đi làm kể từ năm nhất đến thời điểm hiện tại, mình may mắn được kinh qua nhiều môi trường khác nhau từ CLB ở trường đại học, NPO, SME, Start-up đến MNCs.

Dưới đây là 5 bài học thông qua trải nghiệm của chính mình sẽ giúp bạn phần nào đó thăng tiến nhanh hơn và luôn được đề bạt.

 

 

Có nhiều bạn hay than vãn là: Không ai giao việc cho mình, công ty gì đâu chán ngắt, công ty không có việc gì để làm cả? Mình nhận ra một điều là đừng bao giờ chờ đợi ai đó ban phát điều gì đó cho mình, cuộc đời của mình hãy do mình tự quyết định. Và bản chất đi làm rồi thì không ai có trách nhiệm phải chỉ mình điều gì cả. Chỉ bạn những cái cơ bản để làm được việc những cái khác làm ơn tự mò.

 

 

Cái gì không biết thì hỏi, không ai ngại để giúp đỡ và cho mình lời khuyên cả. Trước khi hỏi thì lịch sự: “Dạ vấn đề này em chưa hiểu, khi làm anh/chị rảnh tay cho em xin xíu lời khuyên với ạ!”.

 

 

Nhận task rồi thì cũng cần khung giờ để update. Không phải ai cũng micro-management đâu, người ta đang trao quyền để thử độ ownership của bạn đấy.

 

 

“Work smart, not hard”. But why not “work smart and work hard” ?

Bản chất ai cũng thích người chăm chỉ cả, không thông minh thì mình lấy cần cù bù vào. Chậm một chút nhưng mà ai cũng sẽ quý bạn thôi. Mình sẵn sàng làm ngoài giờ, làm thêm các tasks ngoài JD và học thêm những thứ bổ trợ cho công việc, mặc dù lương mình vẫn vậy không hề tăng và cũng không có bonus thêm luôn nhé!

Từ việc nhỏ đến việc lớn, mình nghĩ không có cái nào là không quan trọng cả. Người ta nói là “Muốn làm việc lớn, trước hết hãy hoàn thành việc nhỏ” mà đúng không. Cũng một phần mình được truyền động lực từ cuốn “Không Bao Giờ Là Thất Bại Tất Cả Là Thử Thách!” của sáng lập tập đoàn Hyundai – CHUNG JU YUNG. Hai lần đọc lại mỗi lần đều rơi nước mắt vì sự phi thường của ý chí và quyết tâm của người đàn ông này.

Trích:

“Con người quan trọng nhất là có ý chí hay không mà thôi. Có ý chí thì chẳng việc gì là không làm được. Nếu mang suy nghĩ tích cực thì dù trời sập xuống cũng có lỗ chui ra, và việc gì cũng có thể làm được”.

“Hạnh phúc là dù ở trong hoàn cảnh, vị trí nào, làm việc gì, chúng ta đều dốc toàn tâm toàn lực để hoàn thành công việc, không phụ lòng những người xung quanh cũng như luôn nuôi dưỡng suy nghĩ tích cực, hướng tới tương lai tốt đẹp”.

 

Vì các công ty hay nhắc nhiều đến những từ đại loại như “Yêu cầu có Kinh Nghiệm Chuyên Môn từ x – y năm” trong JD nên mình cũng concern rất nhiều về mấy chữ kinh nghiệm =)) Do là có những “Transferable skills” (Kỹ năng có thể chuyển đổi có thể chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác). Nhưng dù sao thì thị trường như thế thì mình follow thôi.

Ít ai tuyển bạn vì bạn giỏi nhiều thứ nhưng ở lấp lửng giữa chừng, người ta cần một người làm thật sâu, ra kết quả và có kinh nghiệm. “Kinh nghiệm sẽ đến từ việc PHẠM SAI LẦM từ đó RÚT TỈA ra những bài học để TRÁNH LẶP LẠI những sai lầm cũ theo CÙNG MỘT CÁCH GIỐNG NHAU”.

 

Quan sát hay còn gọi là “để ý”, làm sao để quan sát tốt và tìm ra vấn đề?
–  Chú ý đến tiểu tiết.
–  Có cuốn sổ và ghi chú lại những cái mình quan sát được.
–  Thường xuyên đặt câu hỏi: Có gì đó không ổn, có gì cấn cấn, có gì cần làm tốt hơn không ta?

Nhờ quan sát là mình build được vài guideline, process và document dùng được cho cả team đó.

 

“What doesn’t kill you makes you stronger”

Làm được những thứ hiện tại rồi thì bạn hãy nghĩ đến level-up ở những vị trí tiếp theo. Yêu cầu của những công việc đó là gì: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm như thế nào. Từ đó, chúng ta sẽ chuẩn bị gì để đạt được mục tiêu này? Tóm lại thì đích đến cuối cùng khi đi làm vẫn là 3 chữ “Đáng tin cậy” thôi. 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn mới ra trường sẽ có được hành trang giúp bản thân thăng tiến trong con đường sự nghiệp sắp tới. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn đi tìm hướng đi cho bản thân thì Công cụ Tra cứu lộ trình sự nghiệp chính là một giải pháp hoàn hảo cho bạn đấy. Chúc bạn may mắn trong hành trình sắp tới nhé.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers