adsads
0603.15.1
Lượt Xem 5 K

Một vài năm gần đây, thay đổi về thị trường nhân lực đang chứng kiến nhiều biến chuyển ngoạn mục. Với sự gia tăng của những người làm việc tự do, định nghĩa “làm việc từ xa” càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Những tiến bộ ở lĩnh vực công nghệ thông tin đang dần dần định hình cách mà chúng ta làm việc. Năm 2020 tới đây được đánh giá là một năm vô cùng hoành tráng cho những thay đổi lớn về thị trường nhân lực. Dưới đây chính là một vài từ khóa trào lưu nhất hiện nay:

1. Nền kinh tế Gig – Nền kinh tế tự do và Những công việc linh hoạt

4 Thay đổi lớn nhất về thị trường nhân lực trong năm 2020

Những năm vừa qua chứng kiến một sự gia tăng vượt bậc ở số lượng người tham gia vào nền kinh tế Gig. Họ chuyển từ những vị trí cố định lâu dài, sang làm ở những công việc ngắn hạn và linh hoạt hơn.

Những công việc tạm thời, những nhân viên hợp đồng, những người làm việc tự do hay những người làm việc từ xa, tất cả đều thuộc phạm trù này: Họ thường làm việc cho công ty ở một khoảng thời gian ngắn, với các công việc theo dự án hoặc tự bộc phát ở một thời điểm nào đó. Đối với một số người, đây chính là cách để họ có một cuộc sống linh hoạt hơn, không bị ràng buộc bởi khung giờ làm việc truyền thống, hoặc có thể làm ở nhiều công ty cùng một lúc chẳng hạn. Theo một dự đoán gần đây, từ năm 2020, hơn 40% nhân công Mỹ sẽ trở thành những người làm việc theo hợp đồng.

Không chỉ là cách thức làm việc mà nơi làm việc cũng sẽ có nhiều thay đổi. Đã có một sự chuyển giao rất lớn những năm qua khi nói đến khái niệm “làm việc từ xa”. Một khảo sát từ Global Workplace Analytics đã tìm ra rằng, các công việc từ xa đã tăng 91% trong suốt 10 năm qua. Và nhiều nghiên cứu cũng đã kết luận rằng, từ năm 2020, một nửa trong số chúng ta sẽ làm việc từ xa theo nhiều cách khác nhau.

Một vài công ty hiện nay đã bắt đầu vận hành hoàn toàn với phương thức tìm kiếm nguồn nhân lực bằng những người có nhu cầu việc từ xa, không còn những không gian văn phòng làm việc chung, và nhân viên làm việc với những khoảng thời gian khác nhau. Một vài công ty thì lại có khoảng hai đến ba nhóm làm việc từ xa. Còn một vài nơi khác thì cho nhân viên lựa chọn được làm việc từ xa trong một hay hai ngày một tuần.

Loại hình làm việc này tạo nhiều tác động lớn đến sự thay đổi về thị thường nhân lực nói chung và bộ phận nhân sự nói riêng, từ quá trình tuyển dụng/đào tạo, cho đến cơ cấu tổ chức, cách thức giao tiếp khi thương lượng với nhân viên bán thời gian. Trong khi điều này chắc chắn có nghĩa là sẽ có nhiều khó khăn cần phải vượt qua, nhưng xu hướng làm việc linh hoạt giờ giấc đang ngày càng phát triển như hiện nay sẽ không đi đến đâu. Những nhà lãnh đạo nhân sự cần có cái nhìn rõ hơn về nền kinh tế Gig khi nó tác động đến công ty của mình, và có những biện pháp tối ưu với nhân viên có nhu cầu về sự ngắn hạn, linh động và tự do như hiện nay. Điều này có thể được giải quyết thông qua các công cụ quản lý nhân viên, những buổi họp qua video thường xuyên với toàn nhóm làm việc, hoặc sửa đổi lại quy trình đào tạo chẳng hạn.

2. Phát triển con người

Phát triển con người là một trong những xu hướng nổi bật nhất trong năm 2019, và vẫn sẽ còn tiếp tục là một tác động lớn cho đến năm 2020. Phương pháp tiếp cận toàn diện này sẽ giúp cho nhân viên bộc lộ hết khả năng tiềm tàng của họ, đồng thời giúp mỗi người có những cách phát triển theo cách riêng của mình.

Khái niệm này dựa trên ba nguyên lí cơ bản:

  • Phát triển nghề nghiệp: gia tăng tốc độ để cả người quản lí và nhân viên đều có thể học hỏi và phát triển.
  • Sự minh bạch và đồng nhất: giúp cho mọi người đồng nhất với các chiến lược, mục tiêu và phương pháp mà công ty đề ra.
  • Giá trị và sự ảnh hưởng: tạo dựng được nền văn hóa mà nơi đó, mọi người cảm thấy được tôn trọng và được công nhận với những thành tích mà họ đạt được.

Với ba nguyên lý trên, các công ty có thể đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy kiểm soát được công việc và tiến trình của họ; đồng thời gia tăng sự gắn bó với công ty và hiệu suất hơn cho doanh nghiệp. Phát triển con người có tác động lớn đến trải nghiệm của nhân viên, và điều này giúp công ty thành công hơn khi áp dụng lối vận hành này.

3. Chương trình tương tác nhân sự thông qua trí tuệ nhân tạo – Chatbot

Chatbot đang dần trở nên phổ biến ở các bộ phận nhân sự, cũng như ở các vị trí hỗ trợ công nghệ thông tin hay chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, loại hình giao tiếp này sẽ có một bước tiến lớn trong năm 2020 đấy!

Chatbot có thể là một phương pháp vô cùng tiện ích dành cho đội ngũ nhân sự. Công cụ đối thoại tự động này giải quyết những câu hỏi thường gặp ở trình độ đơn giản; cũng như có thể tiến hành những quy trình như sàng lọc ứng viên, giúp đội ngũ nhân sự tiết kiệm thời gian nhằm chú trọng hơn ở những cuộc trò chuyện hay tương tác kĩ hơn sau này.

Sử dụng chatbot cho những cuộc đối thoại ban đầu sẽ giúp cho thời gian trả lời trung bình nhanh hơn, tăng tốc đáng kể quy trình tuyển dụng với những khâu nhỏ lẻ hay các vấn đề phát sinh nào đó. Đây cũng là một cách tốt, nhằm thay thế các quá trình phỏng vấn sàng lọc qua điện thoại chẳng hạn. Những giao diện đối thoại sẽ hỏi các ứng viên tiềm năng một vài câu hỏi mở đầu. Bộ phận nhân sự có thể dựa vào câu trả lời để phân tích ứng viên trước khi quyết định mời ai đến buổi phỏng vấn trực tiếp.

4. Trí tuệ nhân tạo

4 Thay đổi lớn nhất về thị trường nhân lực trong năm 2020

2019 là một năm mà nhà tuyển dụng phải chú trọng đến những quyết định dựa vào dữ liệu, càng nhiều số liệu được phân tích thì công việc sẽ càng được hoàn thiện. Nhân sự vốn lấy con người làm trọng, vì thế cũng có rất nhiều dữ liệu để có thể tận dụng một cách triệt để nhất – cũng chính là chìa khóa giúp mọi người có những trải nghiệm tốt nhất cho bản thân mình.

Điều này thì vẫn còn giữ đúng giá trị cho năm 2020 khi mà những phương pháp tự động đang ngày càng được đề cao và phát triển thì những thay đổi về thị trường nhân lực cũng không còn xa lạ. Không chỉ riêng sự phân tích dữ liệu, mà các phương pháp tự động đời mới cũng đang được bắt đầu sử dụng trên toàn bộ hệ thống. Một nghiên cứu đã dự báo rằng vào năm 2020, một phần năm số nhân viên chủ yếu là làm các công việc không-thường-xuyên, sẽ dựa vào trí tuệ nhân tạo rất nhiều để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trí tuệ nhân tạo sẽ không thể nào thay thế được phần “người” trong bộ phận nhân sự, nhưng cần phải có một sự cân bằng giữa con người và máy móc, đặc biệt là ở khâu tuyển dụng. Ý tưởng ở đây không phải là xóa bỏ đi nhân tố con người, mà là hình thành được một phương pháp có cơ cấu tổ chức hơn – nơi trí tuệ nhân tạo được sử dụng như một công cụ hỗ trợ và đẩy nhanh các tiến trình, góp phần gia tăng hiệu quả trong các khâu như sàng lọc ứng viên và đào tạo nhân lực; cũng như cho các quy trình hành chính như đơn xin nghỉ phép, lên lịch trình phỏng vấn hay phân tích tổng hợp dữ liệu.

Tất cả những xu hướng kể trên có thể tạo ra nhiều tác động lớn trong quá trình thay đổi về thị trường nhân lực trong vài năm tới đây. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là hãy luôn tập trung vào những gì hiệu quả với công ty cũng như lấy con người làm trọng tâm. Mỗi doanh nghiệp có một cách vận hành và cơ cấu tổ chức riêng. Hãy luôn nhớ rõ diều gì là tốt nhất cho công ty của bạn, điều gì giúp ích cho nhân sự và sự kết nối giữa mọi ngưới, chứ không phải là cản trở chúng.

 

— HR Insider/ Theo Fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers