Thực trạng người trẻ đang bị burn – out
Nhiều người trẻ hiện nay từ Gen Z đến thế hệ 9X đều đang phải đối mặt với trạng thái burn – out (kiệt sức vì công việc và mất đi động lực làm việc…). Nhiều nghiên cứu cho rằng, hơn 70% người lao động từng trải qua trạng thái burn – out. Trong đó đến hơn 20% công ty không có hình thức hay giải pháp nào hỗ trợ nhân viên cân bằng công việc.
4 sai lầm khiến người trẻ luôn ôm việc về nhà
Luôn cố tự làm tất cả mọi thứ
Dù phần việc ấy không nằm trong phạm vi công việc của bạn, bạn vẫn muốn tự mình làm tất cả. Do phải làm nhiều việc hơn người khác, bạn thường phải ôm việc về nhà để rồi dần cảm thấy kiệt sức. Tự làm tất cả mọi thứ dường như là điều không thể, vì mỗi người đều có điểm yếu riêng. Điều này không chỉ khiến bạn tốn thời gian, tốn công sức mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc.
Vậy nên thay vì ôm đồm, hãy chia sẻ công việc cho người khác bạn nhé. Việc này có thể giúp hiệu quả công việc nhóm tốt hơn, năng suất làm việc của mọi người cũng cao hơn. Đặc biệt, bạn giảm được gánh nặng công việc và không phải thường xuyên ôm việc về nhà nữa.
Luôn nói CÓ với mọi đề nghị giúp đỡ
Nói lời từ chối là điều rất khó khăn đối với bạn? Vì ngại từ chối, cả nể và cho rằng bản thân có thể làm mọi thứ, nên bạn luôn chấp nhận tất cả mọi chuyện người khác nhờ.
Trước khi nhận lời giúp đỡ ai đó, hãy xem việc này có nằm trong khả năng của bạn không nhé. Đừng để rơi vào tình trạng “Ốc không mang nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu”! Học cách từ chối với những lời đề nghị giúp đỡ không cần thiết hoặc vượt quá khả năng của bạn. Điều này giúp bạn tránh được áp lực công việc cũng như tình trạng quá tải thời gian khiến bạn phải ôm việc về nhà.
Quá cầu toàn những chi tiết không đáng
Quá cầu toàn khiến bạn luôn tự yêu cầu mọi việc mình làm phải hoàn hảo nhất. Bạn bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức cho những việc vụn vặt, chỉ để đạt được thành phẩm vừa lòng nhất. Việc này khiến bạn khá mệt mà chưa chắc kết quả công việc lại cao hơn. Chưa kể vì mất nhiều thời gian hơn bình thường nên kế hoạch chung của nhóm có thể bị chậm lại.
Bạn cần phải chấp nhận rằng không có điều gì trên đời này là hoàn hảo cả. Thay vì quá cầu toàn khiến bạn tốn thời gian và phải ôm việc về nhà, hãy chỉ tập trung vào những điều quan trọng nhất trong công việc bạn nhé.
Bị phiền nhiễu và mất tập trung
Những phiền nhiễu xung quanh vừa phân tán sự tập trung, vừa khiến bạn mất thời gian để xử lý. Chẳng hạn laptop, điện thoại cứ có thông báo đến là bạn lại check và phản hồi tin nhắn, cuộc gọi. Hoặc đồng nghiệp thường nhờ bạn làm việc này việc kia, hay hỏi tán gẫu vài câu xã giao…
Thoạt nhìn những phiền nhiễu vụn vặt này không làm mất nhiều thời gian của bạn, nhưng ngày nào cũng vậy thì gộp lại cũng tốn kha khá thời gian đấy. Chưa kể bị làm phiền sẽ phân tán sự tập trung của bạn, cũng như gây cản trở mỗi khi tâm trí bắt đầu quay lại công việc. Vậy nên hãy tắt mọi thông báo laptop, điện thoại không cần thiết hoặc đợi xong việc mới phản hồi. Hoặc từ chối những việc đồng nghiệp nhờ mà không cần thiết lắm bạn nhé.
Xem thêm: 11 ví dụ về chiến lược nhân sự thành công mà HR cần xem xét cho năm 2024
Cách khắc phục tình trạng ôm việc về nhà
Hãy cho phép bản thân cảm thấy thất vọng khi bạn không thể làm hết tất cả mọi việc một lúc. Đây là chuyện rất bình thường! Mỗi khi deadline “ngập đầu”, bạn nên chọn những nhiệm vụ quan trọng nhất để làm tốt nhất, thay vì cố ôm đồm mọi thứ. Đặc biệt là khi nhiều công việc ập đến cùng lúc, việc gì cũng gấp thì đây là bộ 4 câu hỏi giúp bạn nhận diện phần việc nào cần ưu tiên trước:
– Nhiệm vụ nào là nhiệm vụ ưu tiên số 1?
– Hạng mục nào cần làm trước để giải quyết ưu tiên số 1 này?
– Hạng mục nào có thể trao quyền cho người khác làm?
– Hạng mục nào có thể bỏ qua, chưa cần làm ở thời điểm này?
Nghệ thuật “thực sự nghỉ vào thời gian nghỉ”
Bên cạnh đó, đây là những cách thư giãn và hồi phục năng lương hiệu quả nhất để bạn có sức làm việc bền bỉ cùng tinh thần tích cực nhất như:
- Không bàn chuyện công việc trên bàn ăn.
- Không ôm đồm công việc, nên phân công cũng như nhờ hỗ trợ khi cần.
- Tuân thủ giờ làm việc, không trả lời tin nhắn/email/điện thoại công việc sau giờ làm.
- Học cách từ chối những đề nghị giúp đỡ không cần thiết.
- Nghỉ phép khi bị ốm, nhà có việc, hoặc tự thưởng bản thân vài ngày thư giãn sau thời gian dài làm việc mệt mỏi…
Nếu bạn đang luôn phải ôm việc về nhà, nên áp dụng những giải pháp khắc phục trên để giảm quá tải công việc bạn nhé. Chúc bạn sớm cân bằng được công việc và cuộc sống để có sức khỏe và tinh thần làm việc tốt nhất.
Các cơ hội việc làm tiềm năng mới nhất cùng VietnamWorks:
- Việc làm Nha Trang
- Tuyển dụng việc làm Phú Quốc
- Tuyển dụng Quận 7
- Việc làm Bắc Giang
- Việc làm Bến Tre
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.