adsads
4 nhu cau thiet yeu cua nhan vien 1
Lượt Xem 13 K

1. Sự gắn kết mỏng manh giữa nhân viên và công việc

Cho dù bạn may mắn có được một công việc trong thời buổi kinh tế khó khăn, bạn vẫn không mấy hào hứng khi phải đến văn phòng mỗi sáng, bạn không cảm kích khi được làm việc ở đó và bạn cảm thấy thật khó để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ. Giữa tất cả những bộn bề, bạn không cảm thấy những gì bạn đang làm tạo nên sự khác biệt. Đến khi về nhà, bạn vẫn cảm thấy trống rỗng khi ngồi trả lời email cho đến tận đêm khuya.

 

Điều này không chỉ diễn ra ở những nhân viên văn phòng cấp trung, mà còn xuất hiện ở những lãnh đạo cấp cao. Sự kết nối với công việc hầu như không tồn tại. Kết nối ở đây được hiểu là sự liên quan, sự cam kết, niềm đam mê, sự nhiệt tình, sự nỗ lực và năng lượng dành cho công việc.

 

Theo một khảo sát của Gallup, ở Mĩ chỉ có khoảng 30% nhân viên thực sự gắn kết với công việc mình đang làm. Trên toàn thế giới, ở 142 quốc gia, tỉ lệ này chỉ chiếm 13%. Nói tóm lại, đối với hầu hết chúng ta, công việc chỉ là thứ khiến chúng ta kiệt quệ về tinh thần và sức khỏe.

 

Yêu cầu về thời gian vượt quá khả năng của chúng ta, làm cạn kiệt năng lượng để thể hiện tài năng của bản thân. Sự cạnh tranh ngày càng tăng cộng thêm sự suy thoái về nhân lực khiến áp lực ngày càng đè nặng lên mỗi cá nhân tại công sở.

 

2. Nhu cầu thiết yếu nhất của nhân viên

Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, có 4 yếu tố cần quan tâm để cải thiện sự kết nối giữa người lao động với công việc và năng suất làm việc của họ. Một nhân viên cảm thấy thỏa mãn nhất và tạo ra nhiều năng suất lao động nhất khi 4 nhu cầu sau đây của họ được đáp ứng:

 

  • Thể lực: Những nhân viên được nghỉ giải lao sau mỗi 90 phút làm việc cho biết sự tập trung của họ cao hơn 30% so với những người không được nghỉ giải lao hoặc chỉ được nghỉ một lần trong suốt buổi làm việc. Họ cũng cho biết khả năng sáng tạo cao hơn 50% và thể lực cũng cao hơn 46%.
  • Cảm xúc: Nhu cầu về cảm xúc được thỏa mãn khi những đóng góp của họ cho công việc được công nhận. Khi được quan tâm bởi cấp trên của mình, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng và trở nên trung thành hơn với công ty.
  • Tinh thần: Khi họ có cơ hội để tập trung vào công việc quan trọng nhất và xác định được ở đâu, khi nào công việc đó sẽ được hoàn thành.
  • Tâm hồn: Được làm nhiều công việc mà mình giỏi nhất và hứng thú nhất sẽ khiến tâm hồn của họ trở nên thư thái.

Cách cảm nhận của nhân viên nơi công sở ảnh hưởng rất nhiều đến biểu hiện trong công việc của họ. Nhu cầu được đáp ứng càng nhiều, tác động càng hiệu quả. Những người lãnh đạo có thể hỗ trợ nhân viên đạt được 4 nhu cầu này càng nhiều, nhân viên của họ sẽ càng có khả năng kết nối với công việc, trở nên trung thành hơn, thỏa mãn công việc và có năng lượng tích cực khi đi làm. 

 

3. Vì sao nhà tuyển dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nhân viên?

Vậy những nhà lãnh đạo có biết điều này hay không? Họ biết. Tuy nhiên, có một thực trạng vẫn đang xảy ra đó là họ vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc đáp ứng 4 nhu cầu thiết yếu này của nhân viên. Lý do là vì đâu?

 

Nhà tuyển dụng cho rằng tiền lương chính là điều quan trọng nhất mà một nhân viên cần có. Nhà tuyển dụng cho rằng, đối với nhân viên, hoàn thành tốt công việc và nhận lương, như vậy là đủ. Những nhu cầu khác xem như không cần thiết.

 

Một phần nữa, nhà tuyển dụng vẫn chưa thực sự có niềm tin ở nhân viên. Ví dụ, hầu hết các nhân viên đều muốn có sự thoải mái, linh động trong việc quyết định thời gian và địa điểm làm việc của mình. Càng có nhiều sự lựa chọn, họ càng muốn gắn kết và cống hiến cho công việc nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với nhà tuyển dụng, họ lo sợ rằng nhân viên của mình sẽ không hoàn thành công việc nếu không có sự giám sát. Trớ trêu thay, điều này làm giảm sự tin tưởng cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.

 

Một tổ chức thật sự nên đặt nguồn nhân lực lên hàng đầu, thậm chí còn cao hơn cả khách hàng. Bởi vì đây chính là nhân tố giúp tạo ra giá trị lâu dài. Giải pháp đề ra cho những nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề này bắt đầu với một câu hỏi vô cùng đơn giản: “Điều gì sẽ làm cho nhân viên của mình cảm thấy có nhiều năng lượng hơn, được ưu ái nhiều hơn, tập trung hơn và tràn đầy cảm hứng?

 

Đối với các công ty công nghệ lớn ở thung lũng Silicon, giải pháp là hào phóng đầu tư những thiết bị thể thao, phòng nghỉ cho nhân viên, cung cấp những bữa ăn chất lượng… Còn các doanh nghiệp có ngân sách nhân sự hạn chế hơn có thể xem xét việc cải thiện bộ máy quản lý, đảm bảo môi trường làm việc mang tính tích cực và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển.

 

Một khi mọi nhu cầu đã được thỏa mãn, sẽ chẳng có lý do gì khiến nhân viên ngại ngần dốc toàn tâm toàn sức cho công việc.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers