adsads
shutterstock 1342945781
Lượt Xem 20 K

Hãy luôn bình tĩnh 

Tâm lý chung của chúng ta khi nghe được tin đồn xấu, thị phi về mình đó chính là cảm giác khó chịu, bực mình. Bạn sẽ không thể thoải mái làm việc được khi có cảm giác mọi người đang dồn mọi ánh mắt và soi mói mình. Tuy nhiên, bạn không nên để cảm xúc chi phối và hành động thô lỗ, thiếu bản lĩnh. Chỉ khi bình tĩnh, trí óc và tư duy mới minh mẫn để tìm ra hướng giải quyết ổn thoả và thông minh nhất.

Thái độ bình tĩnh, tích cực còn khẳng định với mọi người rằng bạn là một người kiên cường, mạnh mẽ, không dễ bị lung lay bởi dư luận và cũng không hề sợ dư luận. Từ đó, họ sẽ cảm thấy kính nể và xem trọng bạn hơn. 

Xác thực thông tin lời đồn

Công sở là nơi hội tụ nhiều mối quan hệ: giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa sếp với đồng nghiệp, giữa sếp với ban lãnh đạo,… Đây không chỉ là nơi mọi người hợp tác cùng phát triển, mà còn là môi trường để phát triển bản thân và ganh đua để có cơ hội thăng tiến. Khi sự ganh đua bị biến tướng và trở nên thiếu lành mạnh, những thị phi, dè bỉu và đấu đá lẫn nhau trong chốn công sở là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Họ sẵn sàng tìm đủ mọi thủ đoạn, âm mưu để dìm người khác xuống, nâng giá trị bản thân mình lên. Khi bản thân rơi vào tình huống éo le và là nạn nhân của những cuộc bàn tán, xì xào đầy thị phi, sau khi giữ bình tĩnh, bạn cần tìm hiểu và xác thực thông tin lời đồn. Liệu những lời đồn đó phản ánh đúng bao nhiêu phần trăm con người bạn, hay hoàn toàn là lời bịa đặt, thêm bớt. Bạn đừng ngần ngại sửa đổi bản thân tốt hơn, hoàn thiện hơn. Khi đó, sẽ không còn dư luận nào có thể làm khó bạn.

Phân tích nguyên nhân

Nguyên nhân của những cuộc bàn tán, dèm pha đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan có thể kể đến đó là bản tính nhiều chuyện, thích sân si và soi mói đời tư người khác. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp không được tốt đẹp, thân thiết. Hoặc có thể họ đang muốn dìm giá trị của bạn xuống để nâng bản thân mình lên cho những cơ hội thăng tiến phía trước. 

Xử lý vấn đề

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc mà chúng ta lựa chọn giải pháp phù hợp, dưới đây là 3 gợi ý mà bạn có thể áp dụng để xử lý vấn đề:

Im lặng là vàng

Càng hoảng hốt và cố phân minh càng làm mọi người nhìn thấy sự bối rối và sợ hãi của bạn trước dư luận. Người kiên định, thẳng thắn và trung thực sẽ không cần phải ra mặt để giải quyết dư luận, thay vào đó họ mặc kệ, im lặng và làm tốt phần việc của mình. Và thông qua quá trình làm việc, mọi người sẽ dần hiểu ra vấn đề và phân biệt được đâu mới là điều đúng đắn.

Rộng lượng bỏ qua

Bạn cần có hành động mềm mỏng và khéo léo để đồng nghiệp hiểu được bạn đã biết những lời bàn tán của họ, nhưng vẫn đối xử tốt và thân thiện như không có chuyện gì xảy ra. Họ có thể sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi và dừng việc khuấy động dư luận về bạn.

Cương quyết giải quyết

Trong trường hợp khi bạn đã rộng lượng bỏ qua và không để bụng, nhưng họ vẫn có thái độ quá đáng và tiếp tục bàn tán về bạn, hãy cương quyết giải quyết bằng cách đối thoại vạch trần trực tiếp với thái độ tích cực và thiện chí, hoặc báo lên cấp trên. Hãy yêu cầu cấp trên giải quyết ổn thoả và êm đẹp mọi chuyện mà không gây nên cuộc chiến tranh lạnh nào trong công ty.

Một nhân viên xuất sắc không chỉ giỏi về chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn là người biết điều hoà các mối quan hệ và có cách ứng xử phù hợp khi gặp phải các vấn đề ở chốn công sở. Vận dụng tốt và hài hoà các nguyên tắc được đề cập ở trên sẽ giúp bạn giải quyết triệt để những lời bàn tán từ đồng nghiệp, khiến mọi người, kể cả ban lãnh đạo, thêm yêu mến và kính nể.

 

>>> Xem thêm: 5 quy tắc ngầm khi giao tiếp chốn công sở không phải ai cũng biết

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Mất động lực đi làm vì công ty quá...yên bình

Môi trường làm việc yên bình, không áp lực, không xung đột thường được xem là lý tưởng đối với nhiều người. Đây là nơi mang lại cảm giác an toàn và thoải mái, giúp nhân viên tập trung hoàn thành công việc mà không phải lo lắng về những mâu thuẫn hay căng thẳng. Tuy nhiên, đôi khi sự yên bình này lại trở thành con dao hai lưỡi. Khi mọi thứ trở nên quá ổn định và đơn điệu, nhân viên có thể rơi vào trạng thái mất động lực, cảm thấy công việc nhàm chán và thiếu đi ý nghĩa. Vậy tại sao môi trường quá yên bình lại khiến người ta mất hứng thú đi làm, và làm thế nào để vượt qua tình trạng này?

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và khả năng hòa nhập của mỗi người. Những người có EQ cao thường được đánh giá là biết kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu người khác và xử lý các tình huống khó khăn một cách khéo léo. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn rằng, để thể hiện EQ cao, lúc nào cũng cần nhẫn nhịn, im lặng chịu đựng trước những bất công hay mâu thuẫn trong công việc. Thực tế, EQ cao không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi điều mà không có sự phản kháng. Vậy người có EQ cao nên hành xử thế nào để vừa giữ hòa khí, vừa bảo vệ được quyền lợi của mình?

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Mất động lực đi làm vì công ty quá...yên bình

Môi trường làm việc yên bình, không áp lực, không xung đột thường được xem là lý tưởng đối với nhiều người. Đây là nơi mang lại cảm giác an toàn và thoải mái, giúp nhân viên tập trung hoàn thành công việc mà không phải lo lắng về những mâu thuẫn hay căng thẳng. Tuy nhiên, đôi khi sự yên bình này lại trở thành con dao hai lưỡi. Khi mọi thứ trở nên quá ổn định và đơn điệu, nhân viên có thể rơi vào trạng thái mất động lực, cảm thấy công việc nhàm chán và thiếu đi ý nghĩa. Vậy tại sao môi trường quá yên bình lại khiến người ta mất hứng thú đi làm, và làm thế nào để vượt qua tình trạng này?

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và khả năng hòa nhập của mỗi người. Những người có EQ cao thường được đánh giá là biết kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu người khác và xử lý các tình huống khó khăn một cách khéo léo. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn rằng, để thể hiện EQ cao, lúc nào cũng cần nhẫn nhịn, im lặng chịu đựng trước những bất công hay mâu thuẫn trong công việc. Thực tế, EQ cao không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi điều mà không có sự phản kháng. Vậy người có EQ cao nên hành xử thế nào để vừa giữ hòa khí, vừa bảo vệ được quyền lợi của mình?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers