adsads
Untitled design 2020 11 26T173144.011
Lượt Xem 6 K

Bộ phận nhân sự của công ty cũ của bạn là những người như thế nào? Nhiều khả năng rằng bạn sẽ dùng những từ mô tả như những người chỉ làm “hành chính nhân sự”, “hay phản ứng”, “xử lý công việc”, hoặc những cụm từ nghe có vẻ không mấy hài lòng cho lắm.

Bộ phận nhân sự ban đầu được phát triển từ một bộ phận chức năng có liên quan đến con người, mục đích chính là để thực hiện các công việc hành chính và hợp theo luật pháp mà không đóng góp nhiều giá trị cho tổ chức như bộ phận bán hàng, marketing hay bộ phận kỹ thuật. Và nếu phân tích kỹ bộ phận nhân sự trong quá khứ, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều nhân vật chuyên môn đã dành phần lớn thời gian của họ trong lĩnh vực này; con đường sự nghiệp của họ được định hướng một cách rõ ràng, xuất phát điểm từ điều phối viên cho đến quản lý viên, và cuối cùng đi thẳng tới chức danh giám đốc nhân sự (CHRO). Con đường sự nghiệp này cho thấy rằng nó hiếm khi bị trộn lẫn với bất kì viễn cảnh hay phương pháp nào khác ngoài lĩnh vực, và thường dẫn tới một khái niệm mang tính thiển cận khi mọi người nghĩ về bộ phận nhân sự đối với doanh nghiệp.

Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi. Theo một báo cáo gần đây được ấn hành bởi HR Open Source (HROS) – một nền tảng cộng đồng cho những chuyên gia nhân sự, 68% các nhà quản trị nhân sự làm các công việc ở những lĩnh vực bên ngoài ngành. Chắc chắn rằng, họ vẫn duy trì việc trau giồi bộ phận nhân sự với những kỹ năng và ý tưởng mới mà tổ chức nào cũng đều mong muốn mình sẽ có được. Tuy vậy, ngành nhân sự hiện đại vẫn cần phải đáp ứng rất nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản chuyển từ ngôn ngữ “nhân sự” sang “điều hành con người”. Nó cần phải có những khả năng và kỹ năng chuyên môn rộng lớn hơn so với ngành nhân sự trong quá khứ – giờ đây chúng ta cần phải biết cách giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, từ chống quấy rối tình dục, phát triển công nghệ tuyển dụng, cho đến khả năng nhạy bén đối với doanh nghiệp và ngành công nghiệp để có thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác.

Với lí do đó, dưới đây là một vài kỹ năng “đáng đồng tiền bát gạo” nhằm giúp các nhà quản trị nhân sự có thể áp dụng vào trong công việc của mình.

Linh hoạt trong học tập

Theo nhà phân tích kỹ thuật nhân sự Willian Tincup, trên thị trường có hơn 24,000 phần mềm hỗ trợ cho ngành nhân sự, thống kê gần đây với giá cả thị trường ở mức xấp xỉ 400 triệu đô la. Trí thông minh nhân tạo, các ứng dụng chuyên thực hiện tác vụ tự động trên Internet (bot), công nghệ chuỗi khối blockchain, sự tự động hóa,… đang dần dần chuyển giao hệ sinh thái công nghệ nhân sự. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi thứ đều có thể đâu vào đó, còn chưa kể đến việc bạn đã thực hiện nó đúng cách hay chưa. Thực tế là, biết chắt lọc và tìm cách khai thác những phương pháp công nghệ đang nổi chính là một kỹ năng cần thiết đối với các chiến lược nhân sự ngày nay. Điều này còn đặc biệt quan trọng hơn đối với những tổ chức vừa và nhỏ – nơi mà các nhà quản trị nhân sự thường phải điều hành team của mình mà không có một đội ngũ chuyên gia phân tích cùng đóng góp để hỗ trợ.

Vì thế, nếu bạn đang lập kế hoạch cho con đường sự nghiệp của mình, hoặc đang muốn tuyển dụng một chuyên gia nhân sự để dẫn dắt tổ chức trong tương lai – thì hãy học cách sử dụng công nghệ và trở nên thành thạo hơn khi áp dụng các phương pháp và công cụ mới nhé.

4 kỹ năng mà các nhà quản trị nhân sự tương lai cần có

Sự sáng tạo

Sự thay đổi dường như đã diễn ra hơn một thập kỷ về trước. Và khi lĩnh vực “tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp” bắt đầu chớm nở, thì ngành nhân sự lại hiếm khi dùng từ ngữ “sáng tạo” để mô tả về bản thân mình. Ngày nay, bộ phận nhân sự chính là người tiên phong trong hầu hết các phương pháp tạo dựng thương hiệu của công ty: Họ là những người giúp kể câu chuyện, định hình tầm nhìn của các ứng viên khi làm việc tại công ty thì sẽ như thế nào. Điều này đòi hỏi các chuyên gia nhân sự phải phối hợp với bộ phận marketing nhằm đảm bảo rằng mọi thứ được ăn rơ và khớp với thương hiệu người tiêu dùng. Và vì thế, nhà quản trị nhân sự hiện đại cần phải tư duy sáng tạo hơn bao giờ hết. Họ cần phải nắm rõ các trang mạng xã hội, các sự gắn kết số, cũng như các cách truyền tải thông điệp một cách thuyết phục và chân thành đến với những tài năng chân chính.

Nhạy bén với dữ liệu

Doanh nghiệp trong thời đại hiện nay, cùng mong đợi rằng nhà quản trị nhân sự sẽ là những cố vấn đáng tin cậy cho tổ chức công ty đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị nhân sự tài giỏi cần thấu hiểu tất cả các hình mẫu và chiến lược kinh doanh của tổ chức, các động lực thị trường, phân tích cạnh tranh; và cách mà những yếu tố trên tác động đến vốn nhân lực như thế nào – từ tuyển dụng và hiệu năng làm việc, cho đến sự đa dạng và khả năng bao quát. Hơn thế nữa, các nhà quản trị nhân sự cũng cần có những chiến lược phát triển con người theo hướng linh hoạt và có tính thích nghi cao hơn.

Vì thế, không có gì lạ khi một trong những bước chuyển mình đáng nhớ nhất trong những năm gần đây – chính là sự chú trọng vào dữ liệu. Theo báo cáo gần đây từ HROS, “phân tích con người” là lĩnh vực mang lại nhiều sức ảnh hưởng cao nhất (22%), theo các chuyên gia nhân sự, 48% cho rằng tổ chức của họ đang có ý định đầu tư vào phần mềm phân tích con người trong ba năm tới. Điều này có nghĩa là các nhà quản trị nhân sự hiện đại sẽ có thể tiếp cận với một lượng lớn các dữ liệu về tuyển dụng, giữ chân nhân tài, hiệu năng và năng suất làm việc, sự hài lòng của nhân viên, và nhiều hơn thế nữa. Họ sẽ thu thập, đánh giá và cuối cùng là truyền tải các dữ liệu đó như thế nào khi thực hiện các chiến lược cho tổ chức mới là điều quan trọng.

Kỹ năng kể chuyện

Bất cứ nhà lãnh đạo nào đại diện và quản lý nhân viên cũng đều cần kỹ năng giao tiếp giỏi, và nhà quản trị nhân sự cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, kỹ năng kể chuyện có thể tác động và thu hút con người – kể cả bên trong và bên ngoài tổ chức – thì sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi nhân sự đang dần trở thành một bộ phận mang tính đối ngoại nhiều, thì nhà quản trị nhân sự cũng cần “hóa thân” mình thành một nhân vật dẫn dắt mang tầm giá trị cho doanh nghiệp – chứ không phải chỉ là một công ty đang bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Và khả năng kết nối mạng lưới con người thông qua những câu chuyện thú vị chính là chiếc chìa khóa then chốt. Nó khiến cho mọi người bắt đầu quan tâm tìm hiểu về sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty – và cuối cùng, là quyết định nộp đơn và gắn bó với công ty một khi được trúng tuyển đấy!

Những kỹ năng cần thiết cho một nhà quản trị nhân sự được liệt kê như trên cần dành khá nhiều thời gian và công sức để có thể lãnh hội được một cách đầy đủ. Ngoài ra, lòng cảm thông, thấu hiểu, lí trí tình cảm, hiểu biết đa dạng, khả năng bao hàm tổng quát, kỹ năng tư vấn chuyên môn, và nhiều nhiều hơn thế nữa – cũng là những yếu tố then chốt cho vị trí nhân sự. Tất cả một phần còn dựa vào rất nhiều từ phía nhà lãnh đạo, công ty, và cả văn hóa doanh nghiệp nữa. Vì thế, việc mở mang kiến thức và kỹ năng mới không bao giờ là thừa thãi nếu bạn muốn mang bộ phận nhân sự ra khỏi những gì xưa cũ lỗi thời, đồng thời thúc đẩy toàn tổ chức thật sự hưng thịnh và phát triển trong tương lai tới đấy!

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers