adsads
4 kieu nhan vien kho quan ly nhat 1
Lượt Xem 8 K

Là chủ sở hữu của một doanh nghiệp, quỹ thời gian lại có hạn, bạn chẳng thể nào xử lý hết một núi công việc một mình. Bạn phải thuê một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cho dù công ty của bạn hoạt động trơn tru như một cỗ máy được tra dầu đều đặn, đâu đó vẫn luôn tồn tại những thành phần khiến bạn phải đau đầu.

 

Dưới đây là 4 kiểu nhân viên sẽ khiến bất cứ nhà quản lý và bộ phận nhân sự luôn luôn đau đầu.

 

1. Nữ hoàng rắc rối

Nếu công ty của bạn không có kiểu nhân viên này, bạn thật may mắn. Hầu hết mọi văn phòng đều “sở hữu” một nữ hoàng thị phi. Họ khiến môi trường nghiêm túc, chuyên nghiệp nơi công sở trở thành một show truyền hình thực tế. Họ thích khuấy đảo mọi thứ, sau đó điềm nhiên ngồi xem kịch hay. Và người xử lý những lộn xộn này không ai khác ngoài bạn.

 

Những nhân viên thuộc kiểu này chẳng làm gì hơn ngoài việc làm giảm năng suất làm việc của những nhân viên khác. Những cuộc trò chuyện “phía sau cánh gà” của họ thường mang tính tiêu cực. Điều này càng đúng hơn khi những cô nàng này chĩa mũi dùi về phía lãnh đạo công ty, gây ra ấn tượng xấu dẫn đến những vấn đề rắc rối hơn trong nội bộ.

 

Quản lý những cô nàng này cần một kĩ năng thật sự tinh tế. Một số công ty áp dụng luật không “tám chuyện” nơi công sở, nhưng phần lớn đều không có tác dụng. Thay vào đó, nhà tuyển dụng nên dẫn chứng bằng văn bản những hành vi gây rắc rối nơi công sở và gửi thẳng đến mỗi cá nhân.

 

2. Người mắc bệnh “nạn nhân”

Một trong những điều khó khăn nhất khi quản lý nhân viên là làm sao để đối phó với những người luôn mang mác “tôi là người bị hại”. Những người này luôn trốn tránh không nhận trách nhiệm về những hành động của mình và có xu hướng đổ lỗi cho người khác. Họ luôn có đủ lý do, và tất cả những lời than phiền của họ đều được ghi lại bởi các đồng nghiệp. Điều này dễ khiến các đồng nghiệp bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực và sự thiếu trách nhiệm, dẫn đến một môi trường làm việc không chuyên nghiệp.

 

3. Kẻ ốm yếu

Ngoài ra còn có những nhân viên “thường xuyên” ốm đau lặt vặt. Trong khi bất kì một người sếp nào cũng muốn nhân viên của mình luôn khỏe mạnh, thỉnh thoảng có vài người lợi dụng sự hào phóng của sếp bằng cách nói rằng mình bị bệnh. Đến nỗi sếp không biết họ bị bệnh thật hay chỉ giả vờ để được hưởng chế độ nghỉ phép.

Để tránh vấn đề này, thiết lập một chính sách nơi công sở, chỉ rõ rằng nếu cứ vắng mặt nhiều ngày liên tiếp thì phải có giấy xác nhận của bác sĩ.

 

Nếu tình trạng này vẫn không được cải thiện, hãy nói chuyện trực tiếp với người nhân viên đó. Thẳng thắn với họ rằng nếu họ vẫn còn tái phạm, có thể sẽ bị yêu cầu thôi việc.

 

4. Người lập dị

Những người nổi loạn này thường có xu hướng phá luật, từ những chuyện đơn giản cho đến những chuyện phức tạp nhất. Nếu công ty có quy định không được mặc áo thun có in slogan, họ sẽ mặc nó vào mỗi thứ sáu. Nếu công ty yêu cầu một quy trình cố định để giải quyết công việc, họ chắc chắn sẽ đi ngược lại.

 

Mặc dù có những công ty không quá khắt khe với nhân viên, nhưng hầu hết tất cả các công ty đều có những quy định để đảm bảo năng suất làm việc và tránh xảy ra vấn đề. Những người lập dị này thường xem quy định giống như những điều kiểm soát họ. Thay vì tuân thủ, họ chọn cách chống đối.

 

Thay vì phải vật lộn với những kẻ nổi loạn này, hãy tìm ra cách để sống chung với tính cách quái đản của họ. Thường thì những người này luôn có suy nghĩ độc lập, và luôn muốn chứng tỏ mình khác người thay vì nghe theo những gì người khác sai bảo. Nếu bạn có thể tận dụng đặc điểm này vào công việc, bạn sẽ tìm được một nhân viên giúp bạn phát triển công ty.

 

Tóm lại, quản lý những nhân viên thế này luôn là một trong những công việc khó khăn nhất đối với những người chủ doanh nghiệp. Bằng cách nhận diện những người có khả năng làm giảm năng suất lao động và làm trì trệ sự phát triển của công ty, bạn có thể loại bỏ ngay từ đầu. Thay vào đó, tuyển những ứng viên chuyên nghiệp, những người có thể giúp bạn đạt được mục tiêu lâu dài.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers