adsads
Lượt Xem 415

TOP 1: Người hèn nhát

Nỗi sợ có thể khiến họ chùn bước trước mọi chuyện trong công việc lẫn cuộc sống. Người hèn nhát và bi quan nhìn đâu cũng thấy khó khăn và tiêu cực, dù chỉ là những vấn đề đơn giản nhất. Nỗi sợ lấn át khiến họ luôn chỉ nhìn vào mặt xấu của vấn đề, không dám đón nhận thử thách để phát triển bản thân. Thậm chí, họ có thể đổ lỗi cho người khác để lấp liếm sai sót của bản thân chỉ vì sợ bị phạt, bị phán xét…

Điển hình có thể kể đến là trường hợp một nhân viên được sếp giao phụ trách một dự án lớn. Vốn là người hèn nhát và bi quan nên nhân viên ấy lo sợ bản thân sẽ không đảm nhận tốt dự án này. Họ không dám thử sức ở một cương vị mới với một dự án mới, họ sợ không đủ năng lực để làm tốt công việc, và họ lo nếu chẳng may dự án thất bại sẽ bị sếp đánh giá thấp… 

Vì thế, dù đây là cơ hội tốt giúp phát triển sự nghiệp nhưng họ đã từ chối đảm nhận dự án chỉ vì bi quan. Vậy nên nếu muốn thăng tiến, bạn cần can đảm đón nhận mọi thử thách thay vì trốn tránh một cách hèn nhát nhé.

TOP 2: Người lười biếng

Dù có tài giỏi đến đâu nhưng nếu lười biếng, không cố gắng làm việc và không trau dồi bản thân thì tuyp người này vẫn khó thăng tiến được. Xã hội phát triển mỗi ngày và ngoài kia vẫn còn nhiều người giỏi hơn họ. Vì vậy, nếu không nỗ lực phấn đấu và nâng cấp bản thân thì họ sẽ sớm bị thụt lùi lại phía sau thôi.

Chẳng hạn bạn là một nhân viên sale xuất sắc với khả năng bán hàng, giao tiếp và thuyết phục tốt. Tuy nhiên, vì lười biếng nên bạn chỉ làm đủ KPI công ty đề ra chứ không muốn cố gắng đạt vượt chỉ tiêu. Trong khi đó, một nhân viên sale khác dù năng lực chưa giỏi bằng bạn nhưng họ chăm chỉ, nỗ lực hết mình và thường xuyên đạt vượt KPI… 

Sau một thời gian, nếu phải cân nhắc giữa bạn và nhân viên đó để thăng chức thì sếp sẽ không chọn người phấn đấu làm việc chứ không chọn người lười biếng như bạn. Vì vậy, dù có tài giỏi đến đâu thì cũng dừng lười biếng và ỷ lại. Hãy không ngừng cập nhật kiến thức và trau dồi năng lực mỗi ngày bạn nhé!

TOP 3: Người bất tài

Người bất tài khó có cơ hội thăng tiến cũng là điều khá dễ hiểu. Những vị trí cấp cao trong công ty thường yêu cầu năng lực cao mới có thể đảm nhận tốt công việc được giao. Vì vậy, nếu năng lực bản thân chưa đủ giỏi thì hãy không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để nâng cấp năng lực mỗi ngày bạn nhé!

TOP 4: Người cam chịu

Có những người vừa giỏi vừa chăm chỉ nhưng bản tính vốn cam chịu thì sẽ rất khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Họ không dám thương lượng về lương bổng dù mức lương nhận được chưa tương xứng với năng lực bản thân. Họ cũng không dám từ chối bất kỳ ai dù là lời nhờ vả đi mua đồ ăn sáng. Những người này thường chỉ biết đi theo đám đông và làm những gì người khác sai khiến…

Ví dụ năng lực và công sức họ bỏ ra tương xứng với mức lương 15 triệu nhưng công ty chỉ trả 10 triệu, thì họ vẫn chấp nhận chứ không dám đề xuất tăng lương. Dần dần, cấp trên không coi trọng và mặc định năng lực họ chỉ đến đó, nên khó có thể cân nhắc tăng lương hay thăng chức lên vị trí cao hơn. 

Vậy nên đừng cam chịu để nhận lại thiệt thòi bạn nhé. Cứ thẳng thắn đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân cũng như mạnh dạn từ chối lời nhờ vả của người khác… Có như vậy bạn mới nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và không chịu nhiều thiệt thòi như trước nữa. 

Bạn có thuộc tuýp người nào trong 4 tuýp người trên không? Nếu chẳng may thuộc TOP 4 kiểu người không bao giờ thăng tiến trong sự nghiệp này, bạn hãy cố gắng thay đổi theo hướng tích cực để không mãi “giẫm chân tại chỗ” nhé.

Xem thêm:  Cách từ chối nhận thêm việc không làm mất lòng sếp và đồng nghiệp

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao công ty đãi ngộ tốt nhưng nhân viên giỏi vẫn rời đi?

Đãi ngộ phúc lợi tốt và môi trường làm việc trên cả lý tưởng khiến bạn tự tin giữ chân được nhân tài. Ấy thế mà nhân tài vẫn dứt áo ra đi khiến bạn hoài nghi bản thân đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình? Bạn thắc mắc liệu một nhân viên giỏi thực sự cần gì ở công ty? VietnamWorks sẽ gỡ nút thắt trăn trở của bạn qua bài phân tích thấu đáo này, cùng tìm hiểu nhé! 

“Tôi nghỉ việc, tất cả mạng xã hội đều biết”: Trào lưu công khai nghỉ việc trên mạng, liệu có tốt?

Nhiều người trẻ giữa thời đại số hoá hiện nay rất ưa chuộng chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống đời thực lên mạng xã hội. Trong số đó, trào lưu được lan toả khá mạnh mẽ phải kể tên trào lưu công khai nghỉ việc và liệu điều này có tiềm tàng những ảnh hưởng nhất định nào đến cả người lao động lẫn doanh nghiệp hay không? 

Đồng nghiệp không muốn nghe lời quản lý mới nên ứng xử thế nào để đẹp lòng hai bên?

Nhân viên không lắng nghe lời người quản lý mới, chỉ vì cái bóng quá lớn của người quản lý trước đó. Việc thúc đẩy những người nhân viên cũ có thể làm quen, thấu hiểu và lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn, phương pháp giao tiếp cũng như khả năng lãnh đạo khéo léo từ người quản lý mới. 

Sự thật tréo ngoe: Người giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp kém liệu có bị lép vế?

Nhiều kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng phù hợp hoặc thậm chí là vượt xa yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn trượt phỏng vấn, có lý do nào giải thích cho vấn đề này? Một trong những rào cản khiến ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn suôn sẻ chắc hẳn phải kể đến khả năng giao tiếp khéo léo và xử lý tình huống của mỗi người. 

Cách từ chối nhận thêm việc không làm mất lòng sếp và đồng nghiệp

Bạn đã từng phải nhận thêm nhiều việc dù bản thân khó cáng đáng nổi, chỉ vì sợ làm mất lòng sếp và đồng nghiệp? Nếu cứ ngại không dám từ chối khi được giao thêm việc thì bạn không chỉ lãng phí công sức và thời gian, mà còn khiến bản thân bị đánh giá tiêu cực vì chất lượng công việc không đảm bảo đấy. VietnamWorks sẽ mách bạn nghệ thuật từ chối khéo để không phải nhận thêm việc mà vẫn giữ được hòa khí với sếp và đồng nghiệp nhé! 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao công ty đãi ngộ tốt nhưng nhân viên giỏi vẫn rời đi?

Đãi ngộ phúc lợi tốt và môi trường làm việc trên cả lý tưởng khiến bạn tự tin giữ chân được nhân tài. Ấy thế mà nhân tài vẫn dứt áo ra đi khiến bạn hoài nghi bản thân đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình? Bạn thắc mắc liệu một nhân viên giỏi thực sự cần gì ở công ty? VietnamWorks sẽ gỡ nút thắt trăn trở của bạn qua bài phân tích thấu đáo này, cùng tìm hiểu nhé! 

“Tôi nghỉ việc, tất cả mạng xã hội đều biết”: Trào lưu công khai nghỉ việc trên mạng, liệu có tốt?

Nhiều người trẻ giữa thời đại số hoá hiện nay rất ưa chuộng chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống đời thực lên mạng xã hội. Trong số đó, trào lưu được lan toả khá mạnh mẽ phải kể tên trào lưu công khai nghỉ việc và liệu điều này có tiềm tàng những ảnh hưởng nhất định nào đến cả người lao động lẫn doanh nghiệp hay không? 

Đồng nghiệp không muốn nghe lời quản lý mới nên ứng xử thế nào để đẹp lòng hai bên?

Nhân viên không lắng nghe lời người quản lý mới, chỉ vì cái bóng quá lớn của người quản lý trước đó. Việc thúc đẩy những người nhân viên cũ có thể làm quen, thấu hiểu và lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn, phương pháp giao tiếp cũng như khả năng lãnh đạo khéo léo từ người quản lý mới. 

Sự thật tréo ngoe: Người giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp kém liệu có bị lép vế?

Nhiều kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng phù hợp hoặc thậm chí là vượt xa yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn trượt phỏng vấn, có lý do nào giải thích cho vấn đề này? Một trong những rào cản khiến ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn suôn sẻ chắc hẳn phải kể đến khả năng giao tiếp khéo léo và xử lý tình huống của mỗi người. 

Cách từ chối nhận thêm việc không làm mất lòng sếp và đồng nghiệp

Bạn đã từng phải nhận thêm nhiều việc dù bản thân khó cáng đáng nổi, chỉ vì sợ làm mất lòng sếp và đồng nghiệp? Nếu cứ ngại không dám từ chối khi được giao thêm việc thì bạn không chỉ lãng phí công sức và thời gian, mà còn khiến bản thân bị đánh giá tiêu cực vì chất lượng công việc không đảm bảo đấy. VietnamWorks sẽ mách bạn nghệ thuật từ chối khéo để không phải nhận thêm việc mà vẫn giữ được hòa khí với sếp và đồng nghiệp nhé! 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers