Không thể phủ nhận rằng năm 2020 đã ảnh hưởng thị trường lao động, và từ đó, người lao động dường như thôi việc hàng loạt dẫn đến việc hình thành cụm từ “Thời kì thôi việc”.
Trên thực tế, một nghiên cứu do Microsoft thực hiện cho thấy 41% người lao động trên toàn thế giới đang cân nhắc nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề trong năm nay.
Mặc dù đại dịch tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp chứng minh rằng họ quan tâm đến sức khỏe của người lao động hơn là số dư ngân hàng của chính họ, tuy nhiên nhiều người không làm được điều này và người lao động đã đáp lại sự thật này bằng cách chọn nghỉ việc.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở công ty hiện tai thì hãy cân nhắc chuẩn bị CV cho một nhà tuyển dụng mới, người có thể đối xử tốt hơn với bạn.
Thiếu yếu tố làm việc từ xa
Tình hình đại dịch đang dần giảm bớt do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, lockdown cục bộ và tỷ lệ tiêm chủng tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang muốn đưa nhân viên trở lại văn phòng làm việc. Một số tổ chức đã chọn áp dụng biện pháp kết hợp, cho phép nhân viên của họ chủ yếu làm việc từ xa và chỉ đến văn phòng khi cần thiết – thể hiện được niềm tin và sự tôn trọng vững chắc đối với nhân viên.
Tuy nhiên, một số người sử dụng lao động vẫn chưa hiểu hết lợi ích của việc cho phép nhân viên làm việc từ xa và muốn nhân viên quay lại với mô hình làm việc toàn thời gian truyền thống, hoàn toàn xem nhẹ sự cố gắng và kết quả công việc họ đã đạt được khi làm việc từ xa trong suốt một năm qua.
Do đó, với xu hướng phát triển phong cách làm việc kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng, điều quan trọng là người tìm việc phải cân nhắc thật kĩ bất kỳ tổ chức nào không cung cấp được cơ hội làm việc linh hoạt này, đặc biệt nếu bạn muốn cắt giảm thời gian và chi phí đi lại.
Không có tính linh hoạt
Đã bao nhiêu lần bạn phải xin nghỉ làm cả ngày để đi khám bệnh hoặc để đi họp phụ huynh cho con? Bằng cách cho phép sự linh hoạt và khuyến khích việc cân bằng công việc và cuộc sống, người sử dụng lao động có thể gặt hái được nhiều thành quả điển hình là lực lượng lao động của họ. Tuy nhiên, nhiều người lại thấy rằng nếu cho phép nhân viên tự quản thời gian làm việc có nghĩa là họ sẽ bỏ lỡ những giờ làm việc quý giá.
Nếu bạn thấy mình phải nghỉ làm nhiều ngày hoặc cứ phải tranh luận với sếp mỗi khi có lịch khám răng, có thể đã đến lúc bạn phải cập nhật CV cho một công ty mới, nơi mà sếp biết tôn trọng thời gian của bạn.
Sức khỏe tinh thần không được quan tâm
Đại dịch đã dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người lao động, cả về thể chất lẫn tinh thần. Suốt hàng tháng trời lockdown và đóng cửa doanh nghiệp, người ta thấy rõ rằng người sử dụng lao động nào cũng đang ưu tiên sức khỏe của nhân viên và ai đang cố gắng hối thúc nhân viên trở lại làm việc và đặt họ vào những tình huống gây hại tiềm tàng.
Nếu bạn đã gửi các khiếu nại về sức khỏe tinh thần cho người quản lý của mình trong suốt 18 tháng qua và họ vẫn không đá động gì tới, hãy tự hỏi xem liệu họ có thật sự xem trọng bạn hay không. Tất nhiên, sẽ có những giai đoạn căng thẳng ở bất kỳ công ty nào, nhưng nếu một công ty đang mài mòn sức khỏe tinh thần của bạn mà không buồn hỏi bạn cảm thấy thế nào, thì bảo đảm với bạn rằng thị trường công việc ngày nay còn khối việc tốt hơn đang đợi bạn.
Không có cơ hội tự chủ
Một số sếp vẫn không thể từ bỏ “ngai vàng” mà lại theo lối quản lí vi mô, theo sát từng bước chân người lao động. Đối với nhiều người, hành động này thể hiện rằng họ đang phải đối mặt với một người sếp luôn rình mò bên cạnh, chỉ trích ngay cả những sai lệch nhỏ nhất so với phương pháp làm việc của họ, hoặc liên tục yêu cầu các cập nhật và báo cáo tiến độ không cần thiết. Nghe quen chứ?
Nếu bạn có quá ít hoặc không có quyền tự chủ trong công việc, điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng thực sự từ phía sếp bạn và đây là một dấu hiệu nghiêm trọng cần được suy xét. Sau cùng thì sếp vẫn nên tập trung hơn vào kết công việc bạn mang lại thay vì giám sát từng bước về quá trình đạt được chúng.
Bạn phải làm gì khi tìm đúng nơi phát triển?
Khi bạn đủ may mắn để tìm được một nhà tuyển dụng đánh giá cao tài năng và tin tưởng vào khả năng của bạn, điều quan trọng là bạn phải truyền đạt ngay từ vòng phỏng vấn rằng bạn xứng đáng nhận được sự tin tưởng đó.
Nếu sếp cho bạn sự linh hoạt và tự do, bạn cần đáp lại sự tin tưởng đó bằng cách mang lại hiệu quả công việc mà không cần sếp phải giám sát. Nếu sếp của bạn không đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt, điều đó thật tuyệt – và bạn càng phải quản lý thời gian hiệu quả hơn để đảm bảo rằng bạn mang lại giá trị cho công việc.
Nếu may mắn bạn được chăm sóc sức khỏe tinh thần ở công ty, bạn sẽ cảm thấy cần phải hỗ trợ những người xung quanh mình. Nếu một trong những đồng nghiệp của bạn có vẻ đặc biệt căng thẳng, hãy dành thời gian để hỏi xem họ có khỏe không và có thể đề nghị giúp họ, tạm thời giảm bớt khối lượng công việc cho họ.
Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không nhận được một thỏa thuận công bằng trong công việc hiện tại, thì đừng ngại tìm kiếm xung quanh. Thị trường tuyển dụng ủng hộ những người tìm việc có nghĩa là bạn có thể nhận được những gì bạn hằng mong ước.
Hoặc, nếu bạn chưa tìm được công việc như mong muốn, hãy dành một chút thời gian tham khảo thêm công việc tại VietnamWorks nhé!
>> Xem thêm: Ước gì tôi biết điều này sớm hơn trước khi nhảy việc
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.