• .
adsads
9 1200x900 1
Lượt Xem 8 K

Có những quý cô “băm mươi” vẫn hằng ngày loay hoay trong suy nghĩ nên đi hay nên ở, nên nhắm mắt đi theo tiếng gọi của sự thay đổi hay chấp nhận an phận với công việc nhàm chán hiện tại. Vậy nhảy việc vào tuổi 30 có thật sự khả thi và phải phải làm sao để biến “giấc mơ 3 giờ chiều” ấy thành hiện thực?

Đầu tiên, hãy bắt đầu với những lý do khiến phụ nữ tuổi 30 “nghĩ rằng” họ sẽ gặp khó khăn khi nhảy việc. Thứ nhất là lý do gia đình, ở độ tuổi 30 người phụ nữ thường đang ở giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Vì vậy, một số nhà tuyển dụng hạn chế trong việc tuyển phụ nữ ở độ tuổi này vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến khả năng cống hiến cho công việc. Thứ hai là yếu tố về mặt tuổi tác, ở độ tuổi này, có thể nói sự nhạy bén để tiếp thu công việc mới sẽ thấp hơn so với các ứng viên ở độ tuổi trẻ hơn, bạn có thể có kinh nghiệm nhưng đồng thời kiến thức và kỹ năng của bạn cũng có nguy cơ đã trở nên lỗi thời. Và đó là điểm trừ cho cho hồ sơ của những nữ ứng viên tuổi 30.

Tuy nhiên, nói cho cùng thì cái gì cũng có những ngoại lệ của nó. Nếu bạn biết được điểm yếu của bản thân và tìm được cách khắc phục thì không gì là không thể cả. Không ai có thể khẳng định rằng tất cả phụ nữ ở độ tuổi mang thai và nuôi con nhỏ thì không thể cống hiến hết mình cho công ty. Cũng không ai dám khẳng định rằng phụ nữ đã ở tuổi 30 thì tất cả đều không nhạy bén trong công việc. Và không phải những người có nhiều kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống đều là ứng cử viên sáng giá cho vị trí quản lý hay sao?

Chúng ta cần chuẩn bị những gì để thành công khi nhảy việc ở tuổi ba mươi?

 

Thứ nhất, hãy chắc rằng bạn biết mình thật sự muốn gì khi nhảy việc. Trước hết, hãy cho mình một khoảng lặng để suy nghĩ về những gì bạn không hài lòng trong sự nghiệp hiện tại và xác định bạn đang muốn thay đổi điều gì. Tiếp đến, hãy lập danh sách những gì bạn muốn làm trong năm năm sắp tới. Đừng than vãn, đừng oán trách mà hãy nhìn nhận mọi thứ thật song phẳng và khách quan. Những suy nghĩ tích cực, những mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi bạn có thật sự nên thay đổi công việc hay không.

Thứ hai, hãy tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, thứ mà đang khiến bạn loay hoay không tìm được lối thoát trong công việc hiện tại. Hãy tìm cách khắc phục những điểm yếu của bản thân, trau dồi thêm một vài kỹ năng cần thiết để bắt kịp sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường lao động. Đây là cách để bạn biến mình trở thành ứng cử viên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thứ ba, hãy đầu tư cho những mối quan hệ. Những lúc chênh vênh như thế này, liều thuốc tinh thần tuyệt vời nhất là những lời khuyên chân thành và sự ủng hộ từ những người thân yêu. Đôi khi gặp lại một vài người bạn cũ, nói chuyện với những người thành công hơn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hướng con đường của mình.

Thứ tư, hãy nhớ kỹ, đừng vội vàng mà hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cả về chất và lượng. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì nhảy việc vẫn là một quyết định quan trọng và cần phải được tính toán kỹ càng. Hãy chắc rằng bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết cho công việc mới. Bên cạnh đó, cũng hãy chắc rằng bạn đã chuẩn bị đủ tài chính cho những nguy cơ tiềm ẩn khi nhảy việc vì có thể bạn sẽ không ngay lập tức tìm được một công việc phù hợp.

Cuối cùng, nhảy việc ở tuổi 30 không có gì là quá nghiêm trọng cả. Ai cũng cần những sự thay đổi để hoàn thiện bản thân và cho mình cơ hội để tìm kiếm những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nhảy việc ở tuổi 30 chỉ có thể thành công nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có mục tiêu rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một hướng rẽ bất kể ở độ tuổi nào, tuy nhiên hãy chắc rằng nó không phải là một quyết định trong một phút bốc đồng nào đó. Lời cuối, chúc tất cả những người phụ nữ tuổi 30 luôn mạnh mẽ để quyết định và thay đổi số phận của mình.

 >>> Xem thêm: Working Women: Cân bằng công việc & gia đình như thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers