adsads
Untitled design 2020 10 16T110646.901
Lượt Xem 5 K

Jeff Bezos là người giàu nhất thế giới. Khối tài sản khổng lồ của ông trở thành đề tài cho vô số các chủ đề báo chí hiện nay. Tuy nhiên, ít ai đề cập đến chìa khóa then chốt dẫn đến sự thành công vang dội này, đó chính là: Các phương pháp tuyển dụng tại Amazon.

Theo như ông giải thích trong Letter to Shareholders ngay sau khi Amazon chuyển thành công ty đại chúng, rằng: “Đặt ra tiêu chuẩn chất lượng cao đã, đang, và sẽ tiếp tục là một yếu tố hàng đầu trong các phương pháp tuyển dụng thành công của Amazon.com”

Bất kể ai nộp đơn xin việc vào Amazon nên hiểu được rằng, tiêu chuẩn ở đây là rất cao. Bezos tự thừa nhận: “Làm việc ở đây thì không hề dễ dàng chút nào”. Amazon đang chuẩn bị tuyển dụng hơn 100.000 nhân viên xuyên suốt nước Mỹ và Canada cho những tháng tiếp theo. Vì thế, các ứng viên nên “nằm lòng” những phẩm chất nào mà công ty đang tìm kiếm và dò xét.

Bezos và nhóm tuyển dụng của ông vẫn sẽ xem xét ứng viên theo ba câu hỏi mở mà ông đã phát biểu trong Letter to Shareholders – ấn phẩm nguyên bản vào năm 1998 như sau:

Đây có phải là người đáng để chúng ta ngưỡng mộ?

Bezos cho rằng, ông luôn tìm kiếm những người thể hiện hơn những gì chỉ là một sự tài giỏi thuần túy. “Tôi luôn luôn cố gắng hết sức chỉ để được làm việc với những người mà tôi cảm thấy ngưỡng mộ”. Theo Bezos, “Nếu bạn nhìn lại những người mà bạn đã từng ngưỡng mộ trong cuộc đời của bạn, đó có thể là những người mà bạn học hỏi được rất nhiều, cũng có thể họ là tấm gương để bạn noi theo chẳng hạn”.

Những cá nhân đáng ngưỡng mộ mà ông nêu ra trong các cuộc phỏng vấn thì có “khá nhiều”, nhưng họ đều là những người biết lắng nghe và sẵn sàng thay đổi tư duy để phát triển. Theo ông: “Những người thông minh luôn đổi mới nhận thức của mình không ngừng, đồng thời xem xét lại vấn đề mà họ nghĩ rằng họ đã giải quyết xong xuôi trước đó. Họ cởi mở với những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng mới, kể cả những mâu thuẫn và thử thách chắn ngang trên luồng tư duy của họ nữa”.

Những câu hỏi phỏng vấn được đưa ra để đánh giá phẩm chất này, bao gồm: “Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn nhận được một lời nhận xét, và lời nhận xét đó đã khiến bạn thay đổi chiến lược của mình”. Các ứng viên khi ứng tuyển vào Amazon nên thể hiện rằng mình là một người cởi mở với những ý tưởng mới, rằng họ có thể hưởng ứng với ý tưởng của đồng nghiệp, và rằng giải pháp mà họ đưa ra lúc này chính là kết quả của những “bộ óc” mang tính tương trợ lẫn nhau.

Liệu người này có giúp tăng năng suất cho toàn đội nhóm?

Jeff Bezos tìm kiếm những ứng viên có khả năng củng cố và gia tăng sức mạnh cho tổ chức. “Chúng tôi ở đây là để chiến đấu với nghịch cảnh”, ông giải thích. “Tiêu chuẩn của công ty càng ngày càng phát triển. Vì thế, tôi yêu cầu các ứng viên thử hình dung công ty sẽ ra sao trong năm năm kế tiếp. Vào thời điểm này, mỗi người nên nhìn quanh và nói rằng ‘Tiêu chuẩn hiện giờ cao thật đấy. Thật vinh dự biết cao khi tôi được gia nhập vào đại gia đình này!”

3 yếu tố mà Jeff Bezos luôn tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng

Khi phỏng vấn ứng viên, Amazon giới thiệu một người với tên gọi “người nâng tiêu chuẩn” – nhằm đánh giá mức độ mà ứng viên có thể gia tăng văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Những nhân vật này sẽ nhìn vào cách mà ứng viên biểu hiện và cân nhắc xem liệu họ có đạt tiêu chuẩn 14 Leadership Principles (14 Nguyên tắc Lãnh đạo) của Amazon hay không. Bất kì ai có ý định ứng tuyển nên “nằm lòng” những nguyên tắc này, đồng thời biết cách chia sẻ những câu chuyện nhỏ của mình trong buổi phỏng vấn – nhằm cho thấy khả năng của bản thân ra sao với triết lý mà Amazon đưa ra.

Các nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên cách mà họ thúc đẩy sự thay đổi như thế nào khi làm việc trong một nhóm. Một câu hỏi luôn được đặt ra là: “Bạn đang sử dụng phương pháp nào để thúc đẩy sự thay đổi?”. Hoặc “Hãy kể lại một tình huống mà bạn phải đưa ra quyết định mà không hề có một thông tin hay dữ liệu nào”.

Ứng viên này có thật sự là một ngôi sao sáng?

Tố chất “siêu sao” là yếu tố thứ ba mà Amazon tìm kiếm ở một ứng cử viên.

Bezos giải thích rằng, “Nhiều người có những kỹ năng, mối quan tâm, hay những quan điểm vừa độc đáo, lại vừa giúp làm phong phú môi trường làm việc xung quanh chúng ta. Đó đôi khi cũng là những thứ chẳng có liên quan gì đến với công việc của họ cả”. Chẳng hạn như, ông đã vô cùng hào hứng khi tuyển dụng được một nhà vô địch Đánh Vần toàn quốc!

Siêu sao, theo Bezos trong một bài phát biểu vào năm 2018, có thể là những “người trí thức không chịu theo khuôn phép xã hội”, họ “có một chút quyết liệt, có một chút nổi loạn”. Một trong 14 Nguyên lý Lãnh đạo của Amazon nói rằng: “Những nhà lãnh đạo cần tư duy khác biệt, và tìm kiếm đủ mọi cách để có thể phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất”. Những người không theo khuôn phép nhìn đời với “một lăng kính trong trẻo” – đây cũng chính là chìa khóa để cải tiến và phát triển.

Các nhà tuyển dụng của công ty cũng có thể hỏi ứng viên rằng: “Amazon là một công ty có tính khác biệt. Vậy còn bạn, bạn khác biệt ở điểm nào?” Hoặc cũng có thể là: “Jeff Bezos bước vào phòng và cho bạn 1 triệu đô la để bạn tiến hành một ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời nhất mà bạn có. Ý tưởng đó là gì?”. Những ứng viên tài năng nhất sẽ biết cách thể hiện “điểm sáng” của mình là ở đâu!

Đôi nét về tác giả

Jeff Bezos tên thật là Jeffrey Preston, ông là một doanh nhân công nghệ người Mỹ và là người sáng lập kim chủ tịch và CEO của công ty thương mại điện tử khổng lồ Amazon.com. Amazon.com hiện trở thành hãng bán lẻ lớn nhất của World Wide Web và là mô hình cho bán hàng qua Internet cho nhiều thương hiệu. Ngoài ra Jeff còn là nhà từ thiện tích cực và là nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ.

 

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers