adsads
Lượt Xem 5 K

“Sợ Sếp như sợ cọp” – Nỗi niềm tấm chiếu mới 

Đây là tình trạng chung của hầu hết những bạn trẻ mới đi làm. Sếp có hiền đến đâu chăng nữa thì tâm lý chung của các bạn vẫn là cảm thấy sợ Sếp. Các bạn thường lắp ba lắp bắp không biết cách nói chuyện với Sếp sao cho đúng, thậm chí còn không dám cả nói chuyện. 

Bạn Trung (23 tuổi, nhân viên IT) chia sẻ: “Lúc mới vào công ty, gia đình mình tổ chức đi du lịch 3 ngày mừng kỷ niệm ngày cưới bố mẹ. Mình chần chừ mãi mà vẫn chưa dám xin off. Một phần nghĩ mới đi làm hơn tháng đã off vậy sợ Sếp đánh giá thấp, phần thì ngại nói chuyện với Sếp. Mãi đến tận buổi chiều ngay trước chuyến đi sáng ngày mai, mình mới lấy can đảm ngỏ lời xin off.

Lúc đó, Sếp mình đã rất là khó xử. Sếp hỏi tại sao mình xin off sát giờ quá vậy. Nếu Sếp duyệt thì sẽ trở thành tiền lệ xấu cho sau này, còn không duyệt thì lại là một người Sếp tồi. Cuối cùng Sếp cũng duyệt cho off nhưng mình biết, bản thân mình đã bị “mất điểm” trong mắt Sếp rồi...” 

Vậy nên các bạn đừng để nỗi sợ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và phiền phức hơn. Cũng đừng vì nỗi sợ mà để mọi chuyện đến lúc quá gấp, quá sát giờ khiến Sếp bị đẩy vào tình thế khó xử.     

Muốn thoát khỏi nỗi sợ Sếp, bạn nên chủ động nói chuyện với Sếp nhiều hơn. Chẳng hạn như hỏi Sếp về công việc, thường xuyên đi ăn trưa với Sếp… Bên cạnh đó, hãy xem Sếp là người cố vấn của mình và chủ động xin Sếp lời khuyên trong công việc. Quan trọng nhất, hãy luôn chăm chỉ và nỗ lực làm việc để tạo ấn tượng đẹp trong mắt Sếp. Khi được Sếp khen ngợi và đánh giá cao, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và cũng xua tan dần nỗi sợ Sếp.

Hay than phiền – Nhìn đâu cũng thấy khó khăn & thách thức

Công việc chất như núi vầy sao mà kịp deadline được đây?”, “Sao mình lại đảm nhận trúng chị khách khó tính, vô lý đến vậy chứ?”, “Thiết bị và nhân sự công ty mình sao đáp ứng tốt yêu cầu của đối tác được?”…

Bạn có hay than phiền trong công việc như vậy không? Than phiền chẳng giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến bạn thêm nản lòng và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần đồng nghiệp thôi. Sếp có thể đánh giá được thái độ, năng lực làm việc qua cách bạn phản ứng khi gặp khó khăn đấy. Chưa kể, không có vị Sếp nào muốn đội nhóm trong công ty có người hay than phiền lại còn tác động tiêu cực đến mọi người xung quanh cả.

Vì vậy, hãy tập cách bớt than vãn để tránh bị “mất điểm” trong mắt Sếp. Nhìn mọi chuyện theo cách tích cực hơn, chẳng hạn khi bị khách hàng complaint thì hãy nghĩ rằng nhờ đó mình biết rút kinh nghiệm để làm việc tốt hơn. Quan trọng nhất, thay vì mất thời gian than phiền vô ích thì hãy hành động để giải quyết vấn đề bạn nhé.  

Quá thụ động – Mất đi điểm cộng đối với Sếp

Một nhân viên chủ động trong công việc, ham học hỏi và tích cực đề xuất ý tưởng mới… chắc chắn sẽ “ghi điểm” trong mắt Sếp. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thường khá thụ động, chờ giao việc “nhắc đúng tên – chỉ đúng người” mới làm. Các bạn không biết rằng, chính sự thụ động này là “sâu mọt” kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nên khiến bản thân bị Sếp đánh giá thấp.

Bạn Thùy (22 tuổi) chia sẻ: “Mình mới ra trường đi làm nên cũng khá là rụt rè, đợi Sếp giao gì thì mới làm thôi. Trong cuộc họp mình cũng không bao giờ xung phong đóng góp ý kiến cả. Phần vì sợ sai, phần vì nghĩ mình mới ra trường thì ý kiến của mình cũng chẳng quan trọng lắm. 

Có lần Sếp giao mình quản lý team 3 bạn thực tập sinh đi khảo sát thị trường. Mình không đủ tự tin đảm trách nên đã từ chối. Cuối cùng sau 2 tháng thử việc, Sếp đã không ký hợp đồng nhân viên chính thức với mình vì lý do mình quá thụ động…”

Vậy nên các bạn trẻ đừng rụt rè, đừng quá thụ động mà hãy chủ động hơn trong công việc. Đầu tiên là tích cực xung phong phát biểu ý kiến trong các buổi họp. Bên cạnh đó, thường xuyên đề xuất nhiều ý tưởng mới để “ghi điểm” trong mắt Sếp. Đừng đợi giao việc mới làm mà nên chủ động nhận việc. Ham học hỏi và đừng ngại đặt câu hỏi mỗi khi có bất kỳ thắc mắc nào bạn nhé.

Bạn có mắc phải thói quen nào trong 3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp kể trên không? Khắc phục và cải thiện ngay để tránh làm bản thân vô tình bị “mất điểm” trong mắt Sếp bạn nhé. 

🔥 Tại VietnamWorks, hơn 2000+ cơ hội việc làm thực tập/mới tốt nghiệp không yêu cầu kinh nghiệm, phù hợp khả năng của các bạn trẻ năng động: https://bit.ly/3QAFEOQ 

🔥 Hệ sinh thái việc làm dành riêng cho Newbie tăng lợi thế khi tìm việc: https://lnkd.in/gkWGdKRC 

🔥 Trở thành ứng viên được tìm kiếm tại VNW tại: https://bom.so/gUzyCN 

Xem thêm: Không biết thiết kế chuyên nghiệp, làm thế nào để tạo CV ấn tượng và đẹp mắt?

— HR Insider —
VietnamWorks – 
Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp và có thời gian tận hưởng cuộc sống riêng…

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do xuất phát từ nhà trường, doanh nghiệp hay từ chính các bạn trẻ?

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn, Newbie muốn “sống sót” khi bước ra thị trường lao động thời “bão cạnh tranh” cần rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng.

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học loại giỏi như mình lại thất nghiệp gần nửa năm trời sau khi ra trường".

7 công cụ phát triển sự nghiệp 0đ giúp bạn không bị đào thải và thay thế

Thời đại AI “lên ngôi”, biết cách khai thác và tận dụng tối đa trí tuệ nhân tạo giúp bạn không bị đào thải và thay thế giữa thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Bài Viết Liên Quan

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp và có thời gian tận hưởng cuộc sống riêng…

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do xuất phát từ nhà trường, doanh nghiệp hay từ chính các bạn trẻ?

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn, Newbie muốn “sống sót” khi bước ra thị trường lao động thời “bão cạnh tranh” cần rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng.

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học loại giỏi như mình lại thất nghiệp gần nửa năm trời sau khi ra trường".

7 công cụ phát triển sự nghiệp 0đ giúp bạn không bị đào thải và thay thế

Thời đại AI “lên ngôi”, biết cách khai thác và tận dụng tối đa trí tuệ nhân tạo giúp bạn không bị đào thải và thay thế giữa thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers