adsads
Untitled design 2
Lượt Xem 4 K

Ngày làm việc đầu tiên của nhân viên mới thường liên quan đến rất nhiều giấy tờ, thiết lập mật khẩu và đăng nhập vào hệ thống công ty, gặp gỡ những người mới chưa nhớ hết tên. Tất cả đều cần thiết nhưng đôi khi nó không tạo ra ấn tượng ban đầu thú vị. Và trớ trêu là bạn không thể vặn ngược kim đồng hồ cho ngày đầu tiên này được.

Tại sao kế hoạch chào đón nhân viên mới lại cần thiết? Bởi nếu không, những người nhân viên này sẽ “cài số lùi” sẵn và định hướng sang một công ty khác. Theo một khảo sát gần đây, vào thời điểm năm 2018, khoảng gần một nửa lực lượng lao động của thế giới sẽ đổi sang một công ty khác. Tuy nhiên, bạn – một nhà lãnh đạo, có thể tạo ra những thay đổi nhỏ để tạo nên một hoạch chào đón nhân viên mới thật hợp lý để giảm thiểu sự thay đổi đó. Bất kể quy mô tổ chức của công ty bạn như thế nào, hãy luôn cố gắng tạo tạo nên những ngày đầu suôn sẻ và tích cực nhất cho nhân viên mới.

Dưới đây là một vài lỗi phổ biến bạn nên tránh sau khi tiếp nhận một nhân viên mới.

1. Im lặng sau khi lá thư mời làm việc được ký

Nếu tin tức đầu tiên nhân viên mới nhận được từ bạn là nội dung ngày làm việc đầu tiên, đó là một sai lầm. Đừng chỉ huyên thuyên nói cho họ về thời gian đi làm và địa chỉ của văn phòng.

Hãy gửi email cho họ một tuần trước khi công việc bắt đầu, nói rằng bạn rất mong được làm việc cùng người nhân viên mới này và cung cấp cho họ một cái nhìn tổng quát về những gì mà người nhân viên mới này mong đợi. Sau đó, gửi thêm một email về lịch trình trong ngày đầu tiên của họ, những gì họ phải chuẩn bị và phải làm. Sự chuẩn bị trước này sẽ khiến cho họ không cảm thấy bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên nhận việc.

3 sai lầm dễ gặp khiến nhân viên mới đến đã “cài số lùi”

“Gửi email cho họ một lần nữa vào ngày trước khi họ bắt đầu, với một hành trình ngắn về ngày đầu tiên của họ sẽ như thế nào.”

Lên một kế hoạch tốt cho ngày đầu tiên nhận việc của nhân viên mới. Đừng chỉ để họ đọc các tài liệu hướng dẫn, ký một số giấy tờ và sau đó là ngồi chơi hết phần còn lại trong khung giờ làm việc. Nhà tuyển dụng cần phải cảm thấy có trách nhiệm ngay từ đầu với nhân viên mới. Hãy phác thảo một lịch trình đầy đủ và chia sẻ nó trước. Điều này không chỉ giúp cho nhân viên mới của bạn cảm thấy đang được quan tâm, mà còn giúp họ làm việc hiệu quả sớm nhất có thể.

 

2. Không dành thời gian để chào mừng 

Có một buổi chào mừng ngắn với các thành viên trong nhóm có thể giúp cho nhân viên mới cảm thấy được chào đón. Không cần phải giới thiệu tất cả những bộ phận khác vì sẽ tốn rất nhiều thời gian; nhưng hãy dành ra 30 phút cuối ngày cho nhân viên mới biết hết về các thành viên trong nhóm.

Tại một số công ty, nhân viên mới được chào đón với bữa tiệc nhẹ kéo dài nửa giờ. Nhưng họ không chỉ đưa thức ăn ra để mọi người lấy, mà cố gắng làm cho nó cá nhân hơn bằng cách ngồi theo một vòng tròn và trò chuyện. Các nhân viên hiện tại được yêu cầu đi xung quanh và giới thiệu bản thân, giải thích ngắn gọn những gì họ làm cho công ty. Điều này rất tốt cho những người làm việc trong các tổ chức nhỏ, nhưng bạn có thể thực hiện việc này dễ dàng với nhóm của mình nếu bạn làm việc cho một công ty lớn.

3 sai lầm dễ gặp khiến nhân viên mới đến đã “cài số lùi”

Tổ chức một buổi đi ăn trưa đầy đủ với các thành viên  trong nhóm có thể là một vấn đề đau đầu; đôi khi nó tốn rất nhiều tuần để thống nhất thời gian và địa điểm. Vì thế một buổi chào mừng nhân viên ngắn có thể khiến họ hào hứng.

3. Cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết

Nhiều nhà tuyển dụng không nhận ra rằng họ đã cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết vào ngày đầu nhận việc của nhân viên mới. Để đưa nhân viên mới vào guồng quay của công ty một cách nhanh nhất, họ cố gắng cung cấp rất nhiều thông tin về cách thức vận hành tổ chức cùng một lúc. Các nhân viên mới sẽ cảm thấy không có đủ thời gian để tiêu hóa hết những thông tin được cung cấp và đôi khi họ sẽ cảm thấy những thông tin đó không cần thiết. Hãy đề cập về những vấn đề hành chính mà họ quan tâm, đừng áp đảo họ quá nhiều bằng những thông tin không cần thiết.

3 sai lầm dễ gặp khiến nhân viên mới đến đã “cài số lùi”

Thay vào đó hãy tạo ra một buổi tập huấn hấp dẫn để cung cấp những điều mà nhân viên mới thực sự cần biết. Tại một số công ty, những vị trưởng phòng thường có một bài thuyết trình về những điều cần biết cho nhân viên mới một cách chu đáo. Thay vì đưa ra một bài giảng lớn về nhân viên mới là ai và cách họ mang lại giá trị cho doanh nghiệp là gì, những vị trưởng phòng này đã giúp nhân viên mới phát triển một bài tập có tính tương tác cao hơn. Họ đưa ra các tờ báo cho mọi người và yêu cầu nhân viên mới chọn ra những câu chuyện mà họ thấy thú vị. Sau đó, họ giải thích về cách mà mỗi câu chuyện được kết nối với công ty. Điều đó đã giúp cho những nhân viên mới có một phần giới thiệu đáng nhớ về vai trò của mình, cộng với bối cảnh để hiểu về nơi mà mình sẽ làm việc.

Khi bạn tuyển dụng một nhân viên mới, việc thiết lập một kế hoạch chào đón hấp dẫn rất quan trọng. Bằng cách sử dụng các chiến lược này, bạn sẽ làm cho những nhân viên mới cảm thấy tự tin rằng họ đã đưa ra quyết định đúng đắn khi gia nhập công ty của bạn.

Đôi điều về tác giả

Anett Grant – Giám đốc điều hành của công ty Executive Speaking, tác giả của nhều cuốn sách điện tử và các bài diễn thuyết. Từ năm 1979, với những bài phát biểu của cô đã ra mở ra cách tiếp cận đột phá để giúp các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà đạo nổi tiếng thuộc trong danh sách 100 công ty lớn của Hoa Kỳ (Fortune 100).

 

— HR Insider/Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers