Vậy nên đâu là 3 kỹ năng hàng đầu được nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên trẻ? Rèn luyện và áp dụng ngay TOP 3 kỹ năng này để đậu phỏng vấn và phát triển sự nghiệp thành công hơn bạn nhé!
Kỹ năng giao tiếp
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng nhất, được đánh giá là yếu tố quyết định đến 90% sự thành công trong buổi phỏng vấn lẫn công việc sau này. Kỹ năng giao tiếp là tập hợp nhiều kỹ năng khác nhau từ trò chuyện, lắng nghe, phi ngôn ngữ như ánh mắt, nụ cười… đến cách trả lời điện thoại, tin nhắn, email…
Ngay từ buổi phỏng vấn, nếu kỹ năng giao tiếp tốt thì bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khi đi làm, bạn giao tiếp tốt giúp tạo thiện cảm với đồng nghiệp, được Sếp coi trọng và được đối tác, khách hàng tin tưởng. Đến khi bạn lên làm Sếp rồi thì vẫn cần kỹ năng giao tiếp để quản lý và truyền động lực làm việc cho nhân viên…
Thử tưởng tượng xem, nếu bạn giao tiếp kém thì ngay trong buổi phỏng vấn đã bị đánh giá thấp rồi. Một ứng viên trả lời ấp úng, vòng vo, không tạo thiện cảm thì sẽ gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng… Khi bạn đi làm, giao tiếp kém sẽ khó hòa đồng với đồng nghiệp. Nhất là khi làm việc nhóm sẽ khó hợp tác dẫn đến hiệu quả công việc không cao… Giao tiếp kém khiến khách hàng, đối tác không cảm thấy thuyết phục, ít tin tưởng và tỷ lệ ký được hợp đồng khá thấp…
Vậy nên hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ tốt cho buổi phỏng vấn và công việc sau này bạn nhé. Áp dụng kỹ năng giao tiếp đơn giản như sau:
Học cách lắng nghe: Trong buổi phỏng vấn thì tập trung lắng nghe và thể hiện mình quan tâm đến điều nhà tuyển dụng nói. Trong công việc thì lắng nghe đồng nghiệp trình bày ý tưởng, lắng nghe Sếp giới thiệu dự án, lắng nghe đối tác trao đổi công việc…
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Dùng ánh mắt và nụ cười tạo thiện cảm với mọi người. Có thể bắt tay khi bàn hợp đồng xong với đối tác bạn nhé.
Trình bày ngắn gọn, rõ ràng: Không trả lời phỏng vấn vòng vo, không thuyết trình dài dòng trong buổi họp…
Phong thái tự tin: Phong thái tự tin và tác phong chuyên nghiệp giúp gây ấn tượng đẹp với mọi người. Nhất là khách hàng, đối tác sẽ tin tưởng bạn hơn để ký hợp đồng…
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Không chỉ trong công việc mà cuộc sống hằng ngày cũng phát sinh nhiều tình huống cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Giúp bạn chủ động ứng phó và phán đoán trước mọi nguy cơ, giữ được bình tĩnh thay vì hoảng loạn khi gặp sự cố, phân tích nhanh và sâu mọi khía cạnh… Từ đó đưa ra được hướng giải quyết vấn đề đúng đắn và kịp thời nhất. Áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề trong buổi phỏng vấn và trong công việc như sau:
Dự phòng rủi ro: Chuẩn bị trước câu trả lời cho mọi câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra. Chẳng hạn nếu bạn ứng tuyển Chăm sóc khách hàng, ở nhà hãy trả lời sẵn mọi tình huống như khách hàng tức giận chê sản phẩm, hay nằng nặc đòi hoàn tiền… Phòng khi nhà tuyển dụng hỏi, bạn sẽ trả lời nhanh và hợp lý nhất… Hoặc khi đi làm, vạch sẵn phương án B dự phòng khi kế hoạch A thất bại, giúp công ty giảm thiệt hại và bạn được Sếp đánh giá cao.
Phân tích đa chiều: Tìm hiểu nguyên nhân và xem xét mọi khía cạnh vấn đề một cách khách quan. Chẳng hạn khi khách hàng muốn hủy hợp đồng vì dự án truyền thông nhóm bạ kém hiệu quả, hãy phân tích tổng thể dự án. Khâu content hay chưa, design đẹp chưa, media hấp dẫn chưa, ads tối ưu chưa… Khi xác định được mặt hạn chế và nguyên nhân vấn đề, hãy thương lượng khách hàng cho thời gian khắc phục và cải thiện hiệu quả dự án.
Đánh giá, chọn giải pháp tốt nhất: Liệt kê mọi phương án giải quyết, đánh giá độ thành công để chọn giải pháp hợp lý nhất. Chẳng hạn khi người mẫu quảng cáo bị ốm không đến buổi ra mắt sản phẩm được. Nếu thuê gấp người mẫu khác thì chi phí khá cao. Nếu không có người mẫu thì hiệu quả truyền thông kém… Vì là buổi ra mắt sản phẩm chủ chốt của công ty, bạn quyết định bỏ ngân sách lớn để thuê gấp người mẫu khác. Bù lại thì hiệu quả truyền thông cao và sản phẩm được quảng bá rộng rãi hơn.
Khả năng xác định mục tiêu
Định kiến về Gen Z thích nhảy việc khiến nhiều bạn trẻ bị hiểu nhầm. Điều bạn cần làm là phát huy khả năng xác định mục tiêu của mình để chứng tỏ bản thân là người đam mê công việc, nghiêm túc phát triển sự nghiệp và muốn gắn bó lâu dài với công ty… Đặc biệt, bạn không ưa nhảy việc!
Trong buổi phỏng vấn, hãy bày tỏ mong muốn được nhận vào làm việc lâu dài ở công ty. Vạch ra mục tiêu cụ thể trong 1 đến 3 năm tới, từ vị trí nhân viên nỗ lực thăng tiến lên trưởng phòng như thế nào… Khi đi làm, hãy chăm chỉ nỗ lực và đam mê nhiệt huyết với công việc… Chẳng nhà tuyển dụng hay vị Sếp nào đánh giá thấp một nhân viên nhiệt huyết và đáng tin cậy như vậy cả.
“Bỏ túi” ngay 3 kỹ năng hàng đầu được nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên trẻ trên, các bạn Gen Z nhé. Rèn luyện và áp dụng TOP 3 kỹ năng này không chỉ giúp phỏng vấn thành công, sự nghiệp phát triển mà cuộc sống của bạn cũng thuận lợi hơn nhiều đấy.
Xem thêm: Check list 10 keyword về luật, mới đi làm phải tỏ tường nắm rõ
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.