adsads
Shutterstock 2128110008
Lượt Xem 2 K

Vậy tại sao lãnh đạo nên thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên?

  • Đó là một nhu cầu của con người để được công nhận thành quả lao động.
  • Mặc dù một mức lương tốt có thể là một động lực tốt cho nhân viên, nhưng họ vẫn có thể ra đi nếu cảm thấy nỗ lực của mình không được đánh giá cao.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng nhân viên được “khen đúng mức – thưởng đúng mực”.

Mặc dù được tăng lương hoặc thưởng là tốt, nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện của nhân viên. Nhân viên được thúc đẩy nhiều hơn bởi những người sếp cho nhân viên của họ biết khi nào họ đang làm tốt công việc và thay mặt nhân viên bảo vệ những ý kiến hay của họ. Một nghiên cứu từ Appirio, nhà cung cấp các giải pháp trải nghiệm khách hàng và nhân viên dựa trên nền tảng công nghệ đám mây, cho thấy sự đánh giá cao này quan trọng đối với nhân viên hơn là triển vọng được thăng chức hoặc thưởng tiền mặt.

Cụ thể, 60% người lao động được khảo sát cho biết khi họ phân tích một lời mời làm việc, yếu tố quan trọng nhất là biết liệu ban quản lý có đánh giá cao nhân viên hay không, trong khi chỉ 4% cho biết họ quan tâm nhất đến tần suất nhân viên được xem xét tăng lương.

Mặc dù các nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng tập trung vào tổng mức lương thưởng là cách tốt nhất để giành được ứng viên giỏi cũng như giữ chân nhân viên tiềm năng, nhưng người lao động lại quan tâm hơn đến sự ăn ý giữa người quản lý và đội ngũ nhân viên. Vì lẽ đó, người quản lý có thể tạo ra, cũng có thể phá vỡ trải nghiệm của nhân viên. Một tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong số những người được khảo sát cho biết họ thà làm việc cho một người lãnh đạo luôn ủng hộ họ, hơn là có lộ trình thăng tiến sự nghiệp được xác định rõ ràng, hoặc cơ cấu tiền thưởng hấp dẫn dựa trên kết quả công việc.

Các nhà nghiên cứu viết: “Mặc dù một mức lương kèm theo chế độ phúc lợi cạnh tranh theo thị trường thì có thể khiến ứng viên chấp nhận lời đề nghị, nhưng sự tích cực của mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên có thể là một tiêu chí tốt hơn dẫn đến sự hài lòng của nhân viên”.

Mặc dù báo cáo của Appirio chỉ khảo sát các chuyên gia trong ngành công nghệ, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng nhân viên trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng muốn cảm thấy được đánh giá cao về năng lực, được ghi nhận tốt về thái độ và hiệu suất làm việc.

Harry West, người đứng đầu bộ phận giải pháp trải nghiệm người lao động tại Appirio, cho biết: “Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy sự đánh giá cao, sự kết nối và an toàn về cảm xúc đều được đánh giá cao hơn mức lương thưởng như những yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp”. Sự cống hiến của nhân viên không thể được giải quyết bằng cách chỉ tăng lương và thưởng cho người lao động. Các công ty phải tận tâm cung cấp sự minh bạch, hỗ trợ và sự công nhận kịp thời, thích đáng cho thành quả của nhân viên của mình.

Đôi khi, một lời cảm ơn đơn giản là tất cả những gì cần thiết để mang lại nụ cười trên khuôn mặt của nhân viên. Nghiên cứu tiết lộ rằng 55% nhân viên được khảo sát đánh giá cao việc nhận được lời cảm ơn từ người quản lý của họ vì một dự án hoàn thành tốt, trong khi chỉ 8% sẽ cảm thấy thất vọng nếu dự án tương tự không mang lại phần thưởng bằng tiền. Những con số này cho thấy điều gì?

Bài nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra: “Trong khi các cấp quản lý có thể cảm thấy thất vọng khi những dự án lớn mà họ làm không được tưởng thưởng xứng đáng với một mức tăng lương như mong đợi, nhưng phần lớn nhân viên lại coi trọng biểu hiện của cấp quản lý trong sự đánh giá cao đối với một công việc được nhân viên đó hoàn thành tốt”.

Một số cách mà các nhà lãnh đạo có thể xem xét để ghi nhận công lao của nhân viên như:

  • Cho phép họ trao và nhận sự tôn trọng, sự tin tưởng giữa họ và lãnh đạo cũng như đồng nghiệp.
  • Cho họ thêm thời gian nghỉ phép sau một dự án lớn mà họ đã đóng góp tích cực.
  • Khuyến khích những phản hồi của họ về những sự sắp xếp và kế hoạch, cho họ thấy họ được tôn trọng và ghi nhận ý kiến của họ.
  • Cung cấp các món ăn nhẹ như trà, bánh, nước cho nhân viên của bạn tại công ty để họ biết rằng bạn quan tâm đến sức khoẻ của họ.
  • Nhận biết các ngày kỷ niệm làm việc và sinh nhật, có thể tặng quà hoặc tổ chức hoạt động tập thể để ghi nhận công lao của họ trong thời gian qua.
  • Mang đến cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
  • Tạo ra một truyền thống vui nhộn, góp phần làm tươi mới văn hoá công ty.

Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng lương thưởng không chỉ là cách duy nhất để nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với công ty. “Khen đúng mức – thưởng đúng mực” ghi nhận công lao của nhân viên bằng nhiều cách sáng tạo khác sẽ thúc đẩy được sự cố gắng của họ.

>> Xem thêm: Lựa chọn được cho hiệu quả hơn làm việc 4 ngày/tuần

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers