VietnamWorks tổng hợp 10 điều nhân viên thường hay phàn nàn nhất để quản lý các công ty tham khảo.
1. Lương không cạnh tranh
Từ nhiều cuộc khảo sát, lương luôn là yếu tố phàn nàn nhiều nhất. Thấp hơn so với thị trường, không canh trạnh so với các công ty khác, hay lương của phòng ban khác cao hơn,… có nhiều nguồn khác nhau mà nhân viên (nhất là những người trẻ và có tâm lý ảo tưởng sức mạnh) thường dựa vào đó mà so sánh và phàn nàn.
Hiểu rõ cách tính gross net sẽ giúp bạn đàm phán lương hiệu quả hơn trong quá trình tuyển dụng.
2. Sếp/ban lãnh đạo yếu kém
Trình độ năng lực không xuất sắc, phong cách lãnh đạo không hiệu quả, thiếu giao tiếp là những chủ đề phàn nàn ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu bạn đang là sếp, đừng ngạc nhiên nếu biết nhân viên nào đó trong công ty không thích bạn.
3. Đồng nghiệp không tử tế
Xảy ra mẫu thuẫn hay xung đột giữa các đồng nghiệp (cùng hoặc khác phòng ban) là điều không thể tránh khỏi. Trong một tập thể, hiển nhiên không thể hy vọng tất cả có chung kiểu tính cách, quan điểm và cách hành xử.
4. Chính trị nơi công sở
Đây có lẽ là điều ngán ngẩm nhất với nhân viên. Trong một số trường hợp, chính trị công sở nếu trầm trọng có thể là nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ tổ chức.
5. Khối lượng công việc quá tải
Hệ quả từ điều số 1, nhân viên dễ cảm thấy khối lượng công việc của mình quá nhiều khi họ cho rằng mức lương công ty chi trả không cạnh tranh, không tương xứng với khối lượng công việc đang đảm đương.
6. Văn phòng quá ồn
Xu hướng văn phòng mở cho phép nhân viên thoải mái giao tiếp và trao đổi. Tuy nhiên, mặt trái là dẫn đến những phàn nàn về sự riêng tư, tiếng ồn gây mất tập trung và làm giảm hiệu quả công việc.
7. Điều kiện vật chất không được đáp ứng tốt nhất
Máy tính hỏng, internet chậm, email nội bộ gặp trục trặc, nhiệt độ văn phòng quá lạnh/nóng, văn phòng phẩm không cung cấp kịp thời,…có vô số những chuyện nhỏ trở thành to nếu đó là bức xúc chung của nhiều nhân viên.
8. Yêu cầu công việc 24/7
Rất nhiều nhân viên cảm thấy áp lực khi sếp gửi email lúc 6h chiều thứ 6 và yêu cầu gửi lại báo cáo/đề xuất vào sáng sớm thứ 7. Thường xảy ra ở những công ty ngành dịch vụ khi yêu cầu khách hàng bất kể giờ giấc phải được ưu tiên và đáp ứng sớm nhất có thể. Những yêu cầu công việc 24/7 khiến nhân viên không còn thời gian cho bản thân và gia đình.
9. Những thay đổi trong tổ chức
Đối với nhiều nhân viên, những thay đổi về cấu trúc phòng ban, bổ nhiệm lãnh đạo mới hay đổi mới quy trình, cách thức làm việc khiến họ cảm thấy bất an về công việc hiện tại và tương lai. Không phải ai cũng hào hứng đón nhận những đổi mới, đặc biệt những nhân viên có thâm niên cao và đã quen với cách làm việc cũ của mình.
10 Thiếu thông tin về các chính sách quyền lợi
“Trong trường hợp nào tôi được bảo hiểm của công ty chi trả? Tôi có những quyền lợi gì khi thôi việc? Nếu tôi khám ở bệnh viện X thì bảo hiểm chi trả bao nhiêu %?…” Rất nhiều công ty thường bỏ qua việc phổ biến những chính sách quyền lợi cho nhân viên hoặc giải thích một cách sơ sài. Hệ quả là nhân viên thường bối rối và không đánh giá được những lợi ích khi làm việc cho công ty.
Khi làm việc, nhân viên thường có một số phàn nàn phổ biến, chẳng hạn như chế độ đãi ngộ không công bằng, thiếu cơ hội thăng tiến, hoặc môi trường làm việc không thoải mái. Để giải quyết những vấn đề này, các công ty cần lắng nghe và cải thiện chính sách của mình. Ví dụ, nếu bạn là công ty thời trang tuyển dụng, việc cải thiện các điều kiện làm việc và đãi ngộ có thể giúp giữ chân nhân viên lâu dài.
Nếu bạn đang tìm việc làm tại Bà Rịa Vũng Tàu, tìm việc làm ở Đồng Nai, hoặc tìm kiếm việc làm tại Hà Nội, hãy chú ý đến các yếu tố này khi xem xét các cơ hội việc làm. Và đừng quên cập nhật việc làm ở Huế mới nhất để biết thêm về những xu hướng và vấn đề đang được quan tâm trong ngành.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.