adsads
38 1
Lượt Xem 4 K

 

Trong thực tế, có rất nhiều thứ mà các công ty có thể làm để có thể thu hút các tài năng. Bài viết dưới đây cung cấp 1 số phương pháp sáng tạo mà các công ty và tổ chức có thể áp dụng để tìm được những nhân tài tốt nhất.

1. Tương tác với các ứng viên ngay tại địa phương

Hầu hết các đợt tuyển dụng chỉ diễn ra ở các thành phố lớn và bỏ qua hoàn toàn những địa phương có quy mô nhỏ hơn. Hãy cố gắng tạo ra tương tác với ứng viên ở địa phương xung quanh bạn bằng các đặt một booth tuyển dụng nho nhỏ hoặc mở một buổi chia sẻ mà ở đó các diễn giả sẽ tiết lộ những “bí mật” ít người biết về công ty hay cung cấp những kinh nghiệm thực tế – yếu tố hấp dẫn ứng viên ở mọi độ tuổi.

2. Tạo ra những hoạt động xã hội ý nghĩa

Mọi người không chỉ muốn làm việc để kiếm tiền. Họ cũng muốn có cảm giác rằng mình đang đóng góp để đem lại những thay đổi tích cực. Vì vậy, các công ty có thể tìm cách để tạo ra một kỳ nghỉ đặc biệt, nơi nhân viên có cơ hội tham gia vào những tổ chức thiện nguyện họ yêu thích, như giúp đỡ xây dựng một trường học hoặc giảng dạy tại một trại trẻ mồ côi. Đừng quá cứng nhắc, hãy cung cấp cho họ sự lựa chọn. Hoạt động này của công ty sẽ trở thành “điểm sáng” của buổi phỏng vấn khi bạn giới thiệu về những “động lực” khiến nhân viên gắn bó lâu dài.

3. Tiếp cận lại những ứng viên sáng giá trong kho hồ sơ

Đừng ngần ngại liên hệ với nhân viên có những điều kiện phù hợp trong kho hồ sơ của công ty. Hãy tìm hiểu lý do tại sao họ rời đi (Do được mời làm ở môi trường trường tốt hơn hay trả lương nhiều hơn không?) và hãy xem xét đôi bên sẽ phải làm gì nếu bạn muốn ứng viên đó quay về. Phương pháp này sẽ không hiệu quả trên tất cả các ứng viên nhưng nếu thành công, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, và công sức. Hơn nữa, nếu họ thực sự quay về thì đồng nghĩa với việc công ty của bạn đang tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp họ đang làm việc.

4. Khuyến khích nhân viên trở thành thủ lĩnh

Điều này thoạt đầu nghe có vẻ hoang đường vì bạn dường như không thể để nhân viên mới trở thành người nắm chính cho một dự án nào đó trong công ty.

Nhưng hãy khuyến khích nhân viên của bạn tình nguyện trong vai trò lãnh đạo bên ngoài tổ chức. Khuyến khích nhân viên tìm kiếm những thế mạnh về kỹ năng mà họ nổi bật và tạo ra những khen thưởng nho nhỏ cho những thành tích họ đạt được.

5. Xây dựng danh tiếng công ty làm nhân viên tự hào

Đặc biệt với các nhân viên cấp cao thì các đãi ngộ vật chất sẽ không còn quá quan trọng như với các cấp bậc thấp hơn. Nhân viên cấp cao quan tâm nhiều đến môi trường mà họ làm việc mà danh tiếng công ty là một trong những yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy, nếu công ty bạn có danh tiếng tốt thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút những “kiệt xuất anh tài” trong thị trường lao động.

6. Giới thiêu các nhà lãnh đạo cho công chúng

Diễn thuyết trước công chúng không chỉ dành cho các học giả hay tác giả. Hãy khuyến khích các nhà lãnh đạo cấp cao của bạn trở thành diễn giả tại các hội thảo chuyên ngành hay các sự kiện. Thông qua việc làm này, công ty có thể chia sẻ các ý tưởng, mục tiêu, văn hóa và cách làm việc đến rộng rãi các đối tượng người nghe.

7. Tận dụng mối quan hệ của nhân viên hiện tại

Các chương trình giới thiệu nhân viên luôn là một trong những tài nguyên được sử dụng ít nhất nhưng tốt nhất. Người được nhân viên giới thiệu trước hết sẽ phải trải quả 1 vòng sàng lọc của chính nhân viên đó. Không ai muốn giới thiệu 1 người lười biếng hay ẩu thả với sếp của mình. Vì vậy, chất lượng của ứng viên được giới thiệu nhìn chung sẽ ổn định hơn rất nhiều so với các ứng viên từ nguồn khác.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers