Kiệt sức là trạng thái thường xuất hiện ở những người dành hầu hết sức lực và tâm trí để cống hiến hết mình cho công việc. Những biểu hiện như mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu, thiếu tập trung, không thể làm việc trong một thời gian dài… cho thấy bạn đã rơi vào trạng thái này. Vậy làm sao để vừa hoàn thành tốt công việc, vừa đảm bảo sức khỏe bản thân? Bỏ túi 10 cách tránh kiệt sức vì công việc dưới đây là giải pháp tuyệt vời cho bạn.
Thế nào là kiệt sức vì công việc?
Kiệt sức vì công việc là trạng thái kiệt quệ về thể chất hoặc tinh thần, khiến người làm có cảm giác không đủ khả năng hoàn thành công việc và đánh mất bản sắc của cá nhân trong công việc.
Kiệt sức vì công việc là một vấn đề về sức khỏe cần được chú ý đang báo động trong thời gian gần đây, đặc biệt là giới văn phòng. Theo các chuyên gia, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh trầm cảm, căng thẳng và nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động.
Nguyên nhân gây ra tình trạng
Tình trạng kiệt sức vì công việc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản:
- Khối lượng công việc lớn
- Làm việc liên tục nhiều giờ trong thời gian dài
- Không có khả năng giải quyết và kiểm soát công việc của mình
- Công việc được giao không rõ ràng, cụ thể
- Bị cô lập và không có sự hỗ trợ của đồng nghiệp
- Không thể tự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Dấu hiệu của kiệt sức vì công việc
Làm thế nào để phát hiện bản thân đang trong tình trạng kiệt sức vì công việc? Theo các chuyên gia về sức khỏe, có 4 dấu hiệu lớn cảnh báo tình trạng này, bao gồm:
- Mất hứng thú và thiếu năng lượng để làm việc: Khi kiệt sức vì công việc, bạn sẽ rất khó để có thể hứng thú vào công việc, các cuộc họp, thảo luận nhóm và cả các công việc liên quan. Bạn còn có thể cảm thấy những đóng góp của bản thân không được đánh giá cao hoặc cảm thấy bị cô lập giữa môi trường công sở, hay mắc kẹt giữa hàng tá công việc hiện tại.
- Mất động lực làm việc: Khi cơ thể bị kiệt sức sẽ dẫn tới sự bỏ bê công việc, làm muộn, không tập trung, tắc trách, làm cho xong. Điều này sẽ làm hiệu suất công việc bị giảm xuống.
- “Ăn, ngủ và làm việc trong mơ”: Khi bị kiệt sức vì công việc, tâm trí của bạn sẽ bị bủa vây bởi công việc. Khi ăn, lúc ngủ và ngay cả trong mơ cũng tồn tại những vấn đề liên quan lâu dần. Tình trạng này kéo dài có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thường xuyên cáu kỉnh: Sự bất an vì stress trong công việc có thể ngấm vào cuộc sống cá nhân, khiến bản thân trở nên nóng nảy và cáu kỉnh, kém thân thiện với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Ngoài ra, khi nhận ra bản thân có một trong số dấu hiệu dưới đây, bạn cũng cần lưu ý vì bản thân có nguy cơ rơi vào tình trạng kiệt sức vì công việc:
- Hoài nghi chính mình, không hài lòng với thành quả công việc
- Cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp, bạn bè, người thân và cả khách hàng.
- Khó tập trung, thiếu năng lượng trong công việc.
- Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không ngon.
- Luôn gặp rắc rối với những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân.
- Bị các vấn đề về dạ dày, ruột thừa và các vấn đề về thể chất khác mà không có bất cứ tác động nào từ bên ngoài.
10 cách tránh kiệt sức vì công việc
Để cân bằng cuộc sống và công việc đạt hiệu quả tốt, bạn cần có cách tránh kiệt sức vì công việc. Khi bắt đầu có các dấu hiệu trên, bạn nên thực hiện ngay các giải pháp dưới đây.
1. Nghỉ ngơi và thư giãn
Nghỉ ngơi là cách làm hữu hiệu nhất giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể đọc sách, xem phim, đi bộ hoặc chỉ đơn giản là không làm bất cứ gì cả.
2. Thay đổi không khí
Bạn nên đi du lịch để “đổi gió”, rời khỏi những áp lực của công việc. Đến một nơi mới mẻ, hít thở một bầu không khí khác sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để đi nghỉ, vẫn có những cách đơn giản hơn như đi dạo ở công viên, nghe nhạc – làm những việc bạn cảm thấy vui vẻ và có thể mang lại năng lượng cho bạn.
3. Ngủ
Trung bình mỗi người cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng đến năng lượng và hiệu quả làm việc của bạn.
4. Hoạt động
Dành thời gian để đi dạo sau một ngày làm việc căng thẳng, đi tập gym hoặc chơi thể thao. Những hoạt động này sẽ mang lại cho bạn một nguồn năng lượng thể chất và tinh thần đáng kể.
5. Tĩnh tâm
Đôi khi, bạn cần phải dành ra một khoảng thời gian để tâm mình tĩnh lại, suy nghĩ về công việc bạn đang làm, những gì bạn đã đạt được và mục tiêu cho tương lai. Những điều đó có thật sự xứng đáng với những gì bạn đang bỏ ra hay không? Có thật sự mang lại hạnh phúc cho bạn hay không?
6. Tạo thói quen mới
Tạo một thói quen mới vào buổi sáng hoặc tối. Nó có thể là đọc sách, tập thể dục, hoặc…chẳng làm gì hết. Bổ sung nó vào lịch trình một ngày của bạn như một việc bắt-buộc-phải-làm. Đó là cách giúp bạn dành ra một khoảng thời gian riêng để chăm sóc cho bản thân.
7. Cách ly khỏi những thiết bị điện tử
Đây là có lẽ là công việc “khó nhằn” nhất trong danh sách này. Bạn phải hoàn toàn rời xa khỏi những thiết bị như điện thoại di động, laptop, TV, games… Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu nhưng một khi đã quen, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô cùng.
8. Đừng làm mọi việc một mình
Nếu bạn là tuýp người thích tự giải quyết công việc một mình, kiệt sức là điều khó tránh khỏi. Khi công việc trở nên quá nhiều và bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực…hãy kêu gọi sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Mọi người sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn.
9. Đừng ngụy biện
Khi mọi công việc bắt đầu ứ đọng, bạn cảm thấy bị kiệt sức và bắt đầu đổ lỗi cho mọi người. Hãy tỉnh lại đi! Nếu có vấn đề gì, thì bạn cũng phải chịu ít nhất một phần trách nhiệm. Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực: nên làm gì để cải thiện tình hình.
10. Đối xử tốt với bản thân
Để tránh tình trạng kiệt sức, việc quan trọng nhất bạn phải làm đó là đối xử thật tốt với chính mình. Chỉ khi bạn biết cách trân trọng bản thân, bạn sẽ không bao giờ để cho bất kì điều gì có thể ảnh hưởng không tốt đến mình. Hãy cho mọi người thấy cho dù bận rộn, bạn vẫn có được sự cân bằng về tâm lý.
Kiệt sức vì công việc không được phát hiện hoặc bị bỏ qua, không chịu giải quyết dứt điểm có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của bản thân. Vì thế, bạn cần nắm cho mình cách tránh kiệt sức vì công việc, biết quý trọng sức khỏe trước khi quá muộn. Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rõ hơn về hệ lụy của làm việc quá mức để biết cách khắc phục sớm nhất.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sol E&C tuyển dụng, Ecoba tuyển dụng, Fecon tuyển dụng, SMC tuyển dụng, Tôn Đông Á tuyển dụng, Công ty VinFast tuyển dụng, PECC2 tuyển dụng và Đại Dũng tuyển dụng.
Xem thêm: 10 cách tránh kiệt sức vì công việc
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.