Stress trong công việc là cơn ác mộng khó tránh khỏi của dân công sở. Vấn đề này nếu không giải quyết triệt để lâu dần sẽ trở thành hậu quả khiến suy giảm sức khỏe và mất khả năng tập trung trong công việc. Nếu bạn đang đứng trước gánh nặng chồng chất hãy tham khảo 10 cách vượt qua áp lực công việc sau đây nhé.
Bắt đầu ngày mới với năng lượng tích cực
Mỗi người chúng ta luôn có mối bận tâm, hay những áp lực riêng. Một người mẹ sáng thức dậy phải tranh thủ chuẩn bị đồ ăn sáng, quần áo, cặp sách cho con và cuối cùng là chuẩn bị đi làm. Cuộc sống tất bật xoay quanh công việc và gia đình dần dần đẩy con người ta vào vòng xoáy bận rộn đến mức không có thời gian cho riêng mình. Chưa kể những áp lực đến từ công việc và chăm con trẻ chồng chất lên đôi vai đến một ngày khiến ta khuỵu ngã vì kiệt sức. Thứ áp lực vô hình đó như con “quỷ dữ” hút cạn từ thể xác đến tinh thần và nếu ta bỏ qua sẽ dần dẫn đến trầm cảm. Vậy cách vượt qua áp lực công việc như thế nào?
Để vượt qua được bóng tối đó, mỗi chúng ta nên làm việc có kế hoạch bằng cách vạch ra những công việc cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự để không phải bối rối hoặc dồn ép bản thân phải chạy theo deadline đến kiệt sức. Khi bạn chán nản và đuối sức, việc lên kế hoạch rõ ràng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian làm việc hơn. Dù là bận rộn, bạn nên nhớ hãy dành ra ít thời gian mỗi ngày để thư giãn cho bản thân mình, đi ngủ sớm và khi thức dậy hãy uống một cốc nước lọc để kích hoạt cơ thể bắt đầu cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Giữ tinh thần lạc quan và thư giãn khi gặp áp lực
Trong biểu đồ hằng ngày, chúng ta đều dành một khoảng thời gian khá lớn cho công việc. Thay vì cố tìm chút thời gian rảnh, chúng ta hoàn toàn có thể biến môi trường làm việc trở nên thoải mái hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi và không biết chán thì làm gì, hãy cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ sau để cuộc sống trở nên thú vị, và hạn chế tối đa áp lực nhé.
Không vướng vào tranh cãi không cần thiết
Chúng ta thường phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau trong công việc. Mỗi người với tính cách và toan tính khác nhau. Vì thế, hãy cẩn trọng trong từng lời nói, không tám chuyện hay soi mói đời tư người khác để tránh gặp phải những thị phi chốn công sở.
Kết thân với những người bạn vui tính
Hãy thử tìm hiểu và làm bạn với những người vui tính tại nơi làm việc. Những năng lượng vui tươi và tích cực từ người bạn ấy sẽ tiếp thêm sức mạnh, giải tỏa căng thẳng trong giờ làm việc. Hơn thế nữa, thêm một đồng minh chốn công sở sẽ giúp chúng ta trở nên thích thú hơn tại đây. Khi gặp phải khó khăn trong công việc, lúc này “người bạn cùng thuyền” này sẽ là cứu cánh tuyệt vời cho bạn. Đây là cách vượt qua áp lực công việc đơn giản mà lại rất hiệu quả.
Tâm sự khi cần thiết
Nếu gặp phải khó khăn hoặc chuyện không như mong muốn; đừng ngại, hãy tâm sự với người thân của bạn. Đôi khi, kể ra những nỗi bức xúc trong lòng là cách vực dậy tinh thần hữu hiệu cho bạn. Chỉ khi ở bên người thân, chúng ta sẽ được an ủi, vỗ về để những tủi hờn phải chịu được xoa dịu và đây cũng là liều thuốc chữa lành vết thương tốt nhất.
Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề
Đây là một trong những cách vượt qua áp lực công việc khá hiệu quả. Đôi khi, những căng thẳng đưa đến phần lớn lại do chính bạn gây nên. Cách bạn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực khiến bạn trở nên mệt mỏi và tuyệt vọng. Thay vì suy nghĩ theo chiều hướng xấu đi, bạn có thể suy nghĩ tích cực và chấp nhận vấn đề một cách thoải mái nhất.
Ví dụ: Sếp không hài lòng và yêu cầu bạn sửa lại bản kế hoạch. Nếu bạn giữ tâm trạng bực tức và nghĩ sếp đang cố làm khó mình thì bạn vừa không thoải mái vừa khó chỉnh lại bản kế hoạch cho tốt hơn. Ngược lại, bạn chấp nhận yêu cầu của sếp theo hướng tích cực và nghĩ sếp muốn bản kế hoạch trở nên hoàn hảo thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Quan tâm đến sức khỏe của chính bạn
Cơ thể của chúng ta như một cỗ máy, nếu hoạt động hết công suất mà không được bảo dưỡng liệu sẽ hoạt động được bao lâu? Thế nên, đừng để áp lực buộc cơ thể lên tiếng bạn mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe của mình. Hằng ngày, bạn nên ngủ đủ giấc, cung cấp đủ nước cho cơ thể hoặc có thể bổ sung vitamin cần thiết cho hoạt động hằng ngày.
Ngoài ra, khi ngồi làm việc quá lâu, bạn có thể thử vận động vai và cổ; hoặc ngừng lại di chuyển nơi khác và làm vài động tác giãn cơ đơn giản để giảm mệt mỏi. Một thói quen sinh hoạt tốt luôn hữu hiệu hơn ngàn phương thuốc. Hãy chú ý chăm sóc cơ thể ngay từ ban đầu bạn nhé.
Tổ chức công việc một cách thông minh
Nếu không biết cách tổ chức công việc, chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên hỗn độn giống chiếc bàn bừa bộn mà bạn rất khó thấy vật dụng đang cần tìm. Việc này chồng chéo lên việc kia và trở thành mớ bòng bong. Trong khi đó, sếp lại giao việc liên tục thì bạn lại càng kiệt sức.
Hãy tập cho mình thói quen dậy đúng giờ, đi làm sớm, lên danh sách công việc theo thứ tự ưu tiên. Nếu quá tải, bạn hãy xin cấp trên gia hạn thêm thời gian hoàn thành hoặc nói rằng mình đang cần người giúp đỡ.
Vượt qua áp lực công việc nhờ ghi chép
Một yếu tố làm tăng áp lực công việc là bạn không biết mình cần làm gì. Khi bạn có quá nhiều thứ phải làm, không biết cần bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào. Đặc biệt là khi bạn là nhân viên mới vào làm việc ở công ty thì mọi càng khiến bạn hoang mang. Cách vượt qua áp lực công việc ở đây là hãy mạnh dạn trao đổi trực tiếp với người quản lý để bạn phải hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Cách tốt nhất là bạn nên ghi chép nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được để tập trung thực hiện.
Không tham gia vào các cuộc xung đột
Cảm xúc tiêu cực từ cuộc xung đột sẽ khiến bạn mệt mỏi, làm phân tán sự tập trung trong công việc. Ngay cả khi bạn đồng tình cuộc xung đột đó thì cũng không nên đổ thêm dầu vào lửa. Hơn hết, bạn đừng tham gia các cuộc xung đột đó. Còn nếu bạn chính là người bị sếp khiển trách thì hãy cân nhắc chọn ngôn từ cẩn thận để tránh trường hợp lỡ miệng nói ra lời thiếu tôn trọng sếp.
Thu xếp lại văn phòng chỉn chu, thoải mái hơn
Một lý do khiến bạn gặp áp lực công việc đó là văn phòng. Bộ bàn ghế không thoải mái sẽ khiến bạn bị đau mỏi vai gáy, âm thanh khiến bạn khó tập trung, không gian quá nhỏ khiến bạn thấy ngột ngạt,… Hãy tìm cách vượt qua áp lực công việc bằng đề xuất thay đổi văn phòng đem đến sự thoải mái. Hãy ngăn ngừa đau mỏi vai gáy bằng chiếc ghế ngồi thoải mái hơn, nghỉ giải lao vài phút để vận động, cây xanh đến nơi làm việc để rèn luyện sự tập trung, làm việc hiệu quả hơn,…
Cẩn phải nhìn nhận thực tế
Việc đặt ra kỳ vọng không thực tế về mục tiêu nghề nghiệp khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân, không tự tin khi đón nhận mục tiêu mới. Bạn cũng giống như mọi người, mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và không thể dành hết cả 24 tiếng đó để cố hoàn thành mục tiêu đưa ra.
Sự cố gắng làm việc quá mức khiến bạn bị stress, căng thẳng kéo dài và hiệu quả công việc cũng kém đi. Do đó, cách vượt qua áp lực công việc lúc này là hãy nhìn vào thực tế, đánh giá năng lực bạn đến đâu trước khi đặt ra mục tiêu. Nói như vậy không có nghĩa là bạn không có tham vọng, không nỗ lực nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải theo sức của mình.
Khi chán, áp lực nên làm gì?
Không ít lần bạn tự suy nghĩ: “Khi chán thì làm gì?” Sở dĩ bạn có suy nghĩ đó và đôi lần muốn giải thoát bản thân khỏi môi trường này là vì bạn chưa thật sự nghiêm túc tìm hiểu bạn muốn gì. Hàng tháng, những chủ đề như: “Quy trình cho nhân viên thôi việc” hoặc những cụm từ “nghỉ việc” được tìm kiếm đầy rẫy trên Google, vô tình trở thành áp lực vô hình, cho thấy rất nhiều bạn trẻ đang vùng vẫy đến tuyệt vọng với chính công việc đang làm. Bạn hoặc ai đó đang cố chạy khỏi nơi làm việc nhưng lại không biết khi nào nên nghỉ việc.
Tôi từng đọc một câu nói rất hay: “Bất kể bạn học chuyên ngành gì, nhất định khi tìm việc phải tìm một công việc mình yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 6h sáng đến 8h tối được”. Quả thật như thế, thay vì dồn hết thời gian để làm việc sao bạn không chọn một công việc yêu thích để có thể cháy hết với đam mê, sống với khao khát và lý tưởng của riêng bạn. Nếu đó là việc bạn thích, bạn sẽ tập trung và không cảm thấy nhàm chán hay vất vả.
Như đã nêu trên, những áp lực trong công việc gây sức ép lên tâm lý một cách nặng nề. Bất cứ ai rơi vào tình huống này chắc hẳn đã có khoảng thời gian khủng hoảng tinh thần rất nhiều. Hy vọng với 10 cách vượt qua áp lực công việc trên đây sẽ phần nào giúp bạn “xả stress” cho tâm hồn và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: TTC tuyển dụng, Xhome tuyển dụng, FPTS tuyển dụng, PMC tuyển dụng, VietjetAir tuyển dụng, Payoo tuyển dụng, Alphanam tuyển dụng và WorldQuant tuyển dụng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.