adsads
Lượt Xem 2 K

Gặp phải sếp khó tính nên vui hay nên buồn? Thay vì trách móc hay ngồi than thở thì hãy tìm cho mình những phương án giải quyết ngay từ bây giờ.

Tầm quan trọng của việc biết cách làm việc với các vị sếp khó tính

Việc biết cách làm việc với các vị sếp khó tính là rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn:

  • Tăng khả năng thành công: Sếp khó tính thường là người đặt ra những yêu cầu cao và khó khăn. Biết cách làm việc với họ sẽ giúp bạn đáp ứng được yêu cầu và đạt được thành công trong công việc.
  • Đạt được sự tôn trọng: Nếu bạn biết cách làm việc với sếp khó tính một cách hiệu quả, sẽ giúp bạn đạt được sự tôn trọng và sự đánh giá cao từ sếp. Điều này có thể giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong sự nghiệp của mình.
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp: Làm việc với sếp khó tính đòi hỏi bạn phải thường xuyên trao đổi và giao tiếp với sếp một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể áp dụng vào nhiều mặt trong cuộc sống.
  • Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Nếu bạn biết cách làm việc với sếp khó tính một cách hiệu quả, bạn sẽ góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ các nhân viên khác. Điều này sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

10 bí kíp ứng xử, đối phó với sếp khó tính

Nhiều người cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng với những đòi hỏi quá mức và đôi khi vô lý của sếp. Khi không tìm được tiếng nói chung hay hòa hợp được, họ tìm đến lối thoát bằng cách nghỉ việc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù sếp khó tính, độc đoán hay chỉ đơn giản là không phù hợp với tính cách hoặc phong cách làm việc của bạn, những tính cách ấy có thể là những thứ dạy cho bạn biết được nhiều nhất. Dưới đây là những bí kíp bỏ túi có giá trị bạn có thể học được từ vị sếp khó tính.

Nắm rõ nguyên tắc làm việc của sếp

Sự khó tính của sếp sẽ không có cơ hội được bộc lộ nếu như bạn làm việc theo nguyên tắc của họ. Ví dụ như nếu sếp bạn là một người nguyên tắc trong việc giờ giấc làm việc thì bạn hãy cố gắng đến đúng giờ hoặc sớm hơn. Nếu sếp là người thích gọn gàng sạch sẽ hãy giữ nơi làm việc thật chỉnh chu ngăn nắp.

Đừng dễ dàng đầu hàng trước sếp khó tính

Đừng dễ dàng hạ thấp giá trị của bản thân để xuôi theo những lời nói của sếp khó tính. Bạn hãy chủ động tìm cho mình những đối sách mềm mỏng để giải quyết những vấn đề giữa bạn và sếp đang vướng phải. Thay vì sếp nói gì bạn cũng gật gù nghe theo mặc đúng hay sai, hãy dùng sự tự tin và lý lẽ của bản thân mà đáp trả lại một cách khéo léo. Đừng để sếp “Được đà lấn tới” vì bạn quá hiền lành và dễ bị bắt nạt. Tôn trọng sếp không có nghĩa là để họ có quyền nói những điều không đúng về mình.

Lắng nghe, ghi chép lại mọi trao đổi

Bất cứ khi nào sếp đưa ra điều gì hay vấn đề nào đó, thay vì tranh cãi kịch liệt với sếp, bạn hãy im lặng lắng nghe. Sự lắng nghe của bạn sẽ khiến sếp cảm thấy thoải mái và hài lòng. Trong những lúc sếp dễ chịu như vậy, hãy khéo léo đưa ra quan điểm của bản thân. Sếp sẽ có cái nhìn thiện cảm về quan điểm của bạn hơn. Và hãy nhớ luôn ghi chép lại đầy đủ ý sếp trong quá trình trao đổi để sau này khi bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao mà sếp lại thay đổi ý kiến đột ngột, thì cách ghi chép này sẽ giúp bạn không bị sếp bắt bẻ. Lúc đó, bạn không còn phải lo sợ nhớ nhầm hoặc hiểu sai lời sếp nói.

Bình tĩnh khi bị sếp khiển trách

Bị sếp chửi mắng là thời điểm vô cùng nhạy cảm, vì vậy bạn đừng cố “ gân cổ tranh cãi” đến cùng. Trong trường hợp bạn tin chắc việc mình làm là đúng, cũng đừng cố cãi thắng thua mà nên đợi đến lúc hai bên có thể cùng bình tĩnh ngồi trao đổi thẳng thắn trên tinh thần hợp tác và xây dựng. Nếu bạn giữ được bình tĩnh trong những lúc dầu sôi lửa bỏng như vậy sẽ làm sếp tự nhìn lại thái độ của mình và biết đâu sẽ nhìn lại bản thân để điều chỉnh cảm xúc ôn hoà hơn.

Chủ động trong công việc

Thay vì phản đối ngầm sự khó tính của sếp bằng cách tỏ ra trì trệ, bạn hãy chứng tỏ năng lực của mình. Thái độ phản kháng chỉ khiến sếp có thêm thành kiến, trong khi sự cần cù chăm chỉ sẽ thuyết phục được bất cứ sếp khó tính nào. Chủ động cải thiện những khuyết điểm của mình mà không đợi sếp nhắc nhở cũng là một hành động giúp bạn ghi điểm đáng kể.

Đừng ngại đi tìm sếp mới

Khi bạn đã cố gắng chứng minh bản thân mình trong một thời gian dài nhưng tính cách của sếp gây cho bạn áp lực tâm lý quá lớn và không hiệu quả đến công việc thì hãy thử trao đổi thẳng thắn để hiểu rõ hơn lý do tại sao sếp lại làm vậy. Nếu sếp bạn vẫn cố cứng nhắc không chịu lắng nghe cấp dưới giải thích hoặc thái độ tồi tệ hơn trước thì đừng ngần ngại chuyển sang một môi trường làm việc khác lành mạnh hơn.

Dùng ngôn từ phù hợp khi trao đổi với sếp

Việc trung thực và cởi mở trong môi trường làm việc là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa tôn trọng, tế nhị và cởi mở khi đối thoại với sếp. Việc sử dụng từ ngữ không thận trọng, thiếu lịch sự có thể làm tăng căng thẳng giữa bạn với người sếp khó tính của mình. Để trao đổi với sếp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn hãy tập trung nói về công việc hoặc các chủ đề liên quan thay vì tập trung vào tính cách của sếp và các vấn đề trong mối quan hệ riêng của bạn.

Không bàn tán về sếp với đồng nghiệp

Khi gặp khó khăn trong việc làm việc với sếp khó tính, bạn sẽ có xu hướng trò chuyện, chia sẻ với ai đó để giải tỏa và trút bỏ phần nào sự thất vọng của bản thân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh đưa ra các nhận xét tiêu cực về sếp với đồng nghiệp. Bởi những điều này có thể gây ra mâu thuẫn và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên khác. Thay vào đó, bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp hoặc tâm sự với bạn thân hay thành viên trong gia đình để tránh các chuyện tiêu cực nơi công sở.

Cảm thông với sếp

Sếp của bạn sẽ phải làm việc và chịu trách nhiệm trước các quyết định, kết quả công việc với lãnh đạo cấp cao. Áp lực và trách nhiệm mà họ gánh trên vai là rất lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi và lối cư xử của họ. Vì thế, bạn nên hiểu rõ các áp lực và trách nhiệm của sếp, hãy hiểu cho sự khó tính của sếp. Nhờ đó, tâm trạng của bạn sẽ được cân bằng và thoải mái hơn.

Nếu sếp đang đối mặt với các vấn đề khó khăn, bạn và đồng nghiệp hãy cố gắng giúp đỡ một cách tích cực, thể hiện sự quan tâm, đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Dự đoán trước các kỳ vọng của sếp

Việc hiểu rõ các mục tiêu và kế hoạch của công ty, cũng như các yêu cầu đặc biệt của sếp sẽ giúp bạn dự đoán trước yêu cầu của họ và dễ dàng “lấy lòng sếp” hơn. Khi dự đoán được kỳ vọng của sếp, bạn sẽ có cách hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chắc chắn sẽ không có một người sếp nào ngày ngày sẽ trưng bộ mặt cau có, “chớ lại gần” đối với nhân viên hiểu mình và luôn hoàn thành tốt công việc.

Với những bí kíp làm việc với sếp khó tính mà VietnamWorks chia sẻ trên, mong rằng bạn đã tự tin hơn khi làm việc. Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, thế nên đừng vội chán nản khi gặp phải sếp khó tính, hãy cứ tự tin và mạnh dạn đương đầu trước thử thách. Bởi, những người làm được việc lớn thường không để bản thân vướng phải những vấn đề nhỏ.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Mắt Bão tuyển dụng, Funtap tuyển dụng, Megas tuyển dụng, MFast tuyển dụng, tuyển dụng MISA, Savvycom tuyển dụng, Viettel Solution tuyển dụng, và FPT Information System tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu thế giới đến từ Italia. Với...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào tháng 11 này? Cùng VietnamWorks xem dự báo công việc...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’...

Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers